1. Triệu chứng của vảy nến da mặt
Vảy nến là bệnh da liễu không quá xa lạ với chúng ta. Khi mắc bệnh này, vùng da tổn thương sẽ nổi sần, đỏ và bị bong tróc thành từng vảy. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.
Vảy nến thường xuất hiện nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, đầu và lưng. Nhiều trường hợp còn có vảy nến da mặt, nhất là ở vùng chân tóc, lông mày, mí mắt, mũi, môi trên, tai,… cụ thể như sau:
- Vảy nến ở vùng chân tóc và trán gây ngứa ngứa ngáy, khi gãi thì vảy nến bong tróc ra trông giống như gàu trên tóc.
- Vảy nến ở vùng lông mày và mí mắt thường khô cứng, vùng da khóe mắt có màu đỏ, hơi cứng và khô khiến mắt bị kích thích, khó chịu và giảm thị lực.
- Vảy nến ở mũi và môi trên có màu trắng xám. Đôi khi vảy nến còn xuất hiện ở bên trong mũi và vùng trên lợi.
- Vảy nến tích tụ ở tai, vành tai với các mảng màu trắng xám. Nếu tích tụ dày đặc thì lớp vảy nến này có thể gây bít ống tai và giảm thính giác.
Vảy nến trên da mặt thường xuất hiện ở vùng chân tóc, trán, chân mày,…
2. Điều trị vảy nến da mặt như thế nào?
Vảy nến da mặt gây nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nên việc tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp và tích cực là rất quan trọng và cần thiết.
Điều trị vảy nến da mặt bằng thuốc
Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến trên da mặt, bao gồm:
- Corticosteroid mức thấp: Đây là thuốc kê đơn được sử dụng với tần suất vài tuần một lần. Thuốc có tác dụng giảm đỏ và sưng cho vùng da mặt bị vảy nến, nhưng nếu dùng nhiều hơn có thể khiến da mặt bị tổn thương (rạn da, vỡ mạch máu gây bầm tím).
- Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh da liễu như bệnh chàm, bệnh vảy nến. Nhưng cũng giống như Corticosteroid mức thấp, thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn để phòng tránh các tác dụng phụ.
- Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Nếu vảy nến trên mặt kèm sưng viêm thì có thể thoa thuốc này để thuyên giảm triệu chứng. Lúc mới thoa, bạn có thể cảm thấy da mặt hơi bị châm chích như có mũi kim chạm vào.
- Retinoids: Có tác dụng giảm viêm, đồng thời, loại bỏ triệt để vảy nến bong tróc ra trên da mặt. Tuy nhiên, với làn da nhạy cảm thì Retinoids có thể gây kích ứng.
- Vitamin D tổng hợp: Được điều chế dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ, bạn có thể bôi vào vùng da mặt bị vảy nến để ức chế sự phát triển của tế bào da, ngăn chặn nổi sần, đóng vảy. Vitamin D mang lại hiệu quả cao với làn da nhạy cảm.
Điều trị vảy nến da mặt bằng cách sử dụng các loại thuốc, thuốc mỡ hoặc kem
Điều trị vảy nến da mặt bằng liệu pháp quang
Liệu pháp quang hay liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị vảy nến da mặt hiện đại. Người ta sẽ sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để ức chế, làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp tia cực tím với các loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.
Điều trị vảy nến da mặt theo từng khu vực
Tùy vào từng khu vực xuất hiện vảy nến mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cao nhất.
- Vảy nến trên mí mắt: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Corticosteroid hoặc các dạng thuốc mỡ. Ngoài ra, nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì có thể dùng thêm kháng sinh. Vì dùng da này mỏng manh, nhạy cảm và dễ tổn thương nên việc thoa thuốc cần hết sức thận trọng, nếu dính vào mắt có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
- Vảy nến ở vùng tai: Giống như mắt, ở vùng tai, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc Corticosteroid kèm theo kem bôi. Trong một số trường hợp sẽ dùng thêm thuốc nhỏ tai nếu cần thiết.
- Khu vực miệng và mũi: Nếu bị vảy nến ở vùng này thì bạn sẽ dùng Corticosteroid mức độ thấp kết hợp với các loại kem và thuốc mỡ cho khu vực ẩm ướt. Trường hợp mũi và miệng đau rát thì nên vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
Tùy vào từng vùng da mặt bị vảy nến mà bác sĩ có chỉ định thuốc phù hợp
3. Chăm sóc da mặt khi bị vảy nến
Ngoài tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ, bạn cũng có thể tự chăm sóc vùng da mặt bị vảy nến theo các hướng dẫn sau.
- Không chạm tay hay có bất kỳ tác động nào lên vùng da mặt bị vảy nến để tránh nguy cơ ngứa ngáy, nhiễm trùng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da, phòng tránh hiện tượng da khô cứng, nứt nẻ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Nếu cảm thấy da mặt bị ngứa ngáy, châm chích, bạn có thể rửa mặt với nước để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên rửa quá thường xuyên.
- Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc,… Liệu pháp này giúp bạn cảm thấy thư thái, tích cực hơn, nhờ đó mà triệu chứng của bệnh cũng được thuyên giảm.
- Tránh các tác nhân có thể làm khởi phát bệnh và khiến bệnh thêm nghiêm trọng, chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, thực phẩm gây dị ứng,…
Các liệu pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga giúp bạn bớt khó chịu do các triệu chứng của vảy nến da mặt
Nếu đã áp dụng các hướng dẫn trên mà tình trạng vảy nến da mặt không thuyên giảm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bạn cần chủ động đi khám tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tình trạng và có hướng điều trị tích cực nhất.
Bạn có thể an tâm đến khám và điều trị tại Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đội ngũ bác sĩ Da liễu giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp việc thăm khám và điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.
Để tiết kiệm thời gian, ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56. Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn đặt lịch khám nhanh chóng.