Viêm da dị ứng là bệnh da liễu khá phổ biến, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người bệnh chủ quan vì nghĩ tình trạng dị ứng hoặc viêm da ở mặt sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Điều này có đúng không, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
Viêm da dị ứng ở mặt là gì?
Viêm da dị ứng ở mặt khởi phát tại vùng mặt (do chúng khá mỏng và nhạy cảm so với những vùng da khác) do một số yếu tố kích ứng như môi trường, khí hậu, mỹ phẩm, thực phẩm gây ra. Chúng ta đều biết, da thường có phản ứng tự bảo vệ mỗi khi tiếp xúc với các yếu tố lạ (phản ứng sẽ xuất hiện sau tiếp xúc khoảng từ vài phút đến vài giờ tùy thuộc mức độ kích ứng). Tuy nhiên, da phản ứng thái quá sẽ kéo theo một số triệu chứng như nổi ban, nổi mụn, ngứa rát xuất hiện.
Dưới đây là vài triệu chứng có thể gặp phải khi bị viêm da dị ứng ở mặt:
- Mụn đỏ xuất hiện rải rác khắp bề mặt da;
- Cảm giác ngứa ngáy âm ỉ, kéo dài;
- Da trở nên khô, đóng vảy, có thể xuất hiện các vết nứt;
- Da bị dị ứng nổi sần ngứa.
Viêm da dị ứng ở mặt cần được phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Nếu không, diễn biến bệnh nặng lên sẽ còn xuất hiện mụn nước hay các vết phồng rộp. Ở mức độ nặng sẽ có triệu chứng sưng viêm, đau rát xuất hiện.
Viêm da dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm da dị ứng thường không nguy hiểm tính mạng cũng như không lây nhiễm sang người khác. Song bệnh lý này lại rất dễ lây lan gây tổn thương vùng rộng hơn trên da mặt. Nổi mụn, ngứa da khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, bất an lẫn khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày. Chưa kể, người bị viêm da dị ứng ở mặt còn cảm thấy thiếu tự nhiên, xấu hổ bởi vẻ ngoài kém thẩm mỹ của mình.
Khi các tổn thương trên da trở nặng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tấn công và sinh sôi, làm phát sinh viêm nhiễm. Đáng chú ý, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng bội nhiễm rất phức tạp và khó điều trị, thậm chí còn để lại sẹo trên mặt sau điều trị.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố kích hoạt bệnh khởi phát, bao gồm cả một số vấn đề trong đời sống sinh hoạt.
Dưới đây là một số yếu tố phổ biến kích hoạt sự khởi phát của viêm da dị ứng:
- Viêm da cơ địa ở mặt: Những người có làn da nhạy cảm dễ mắc phải những bệnh lý về da.
- Di truyền: Trường hợp người thân trong gia đình từng có tiền sử bị bệnh viêm da dị ứng, nhất là bố mẹ thì khả năng con cái của họ bị di truyền bệnh này sẽ cao hơn bình thường.
- Viêm da dị ứng thời tiết: Thời tiết cũng là yếu tố kích hoạt bệnh viêm da dị ứng. Yếu tố này thường khiến bệnh bùng phát trên diện rộng, khó phòng tránh và tái bệnh theo mùa.
- Tiếp xúc: Khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây kích ứng, chẳng hạn như vật dụng kim loại, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, cao su, lông thú, mạt bụi, phấn hoa… cũng rất dễ gây viêm da dị ứng.
- Thuốc điều trị: Khi sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian dài, đặc biệt thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc trị ung thư, co giật… có thể sẽ kéo theo tác dụng phụ xuất hiện, điển hình là tình trạng bị viêm da dị ứng ở mặt.
Cách chữa bệnh viêm da dị ứng ở mặt
Khi bị viêm da dị ứng ở mặt, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Dựa vào các yếu tố như nguyên nhân gây kích ứng dị ứng, mức độ bệnh và biểu hiện của triệu chứng, thể trạng sức khỏe và cơ địa người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, kem bôi ngoài da, thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc kháng Histamin sẽ được dùng phổ biến trong điều trị bệnh này.
Dùng kem dưỡng ẩm
Đây là liệu pháp điều trị bổ trợ với tác dụng giúp làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt. Các loại kem dưỡng ẩm này sẽ tăng cường độ ẩm và làm mềm da, từ đó cải thiện, ngăn ngừa tình trạng khô ngứa cũng như bong tróc da.
Vì da mặt là vùng da nhạy cảm nên trước khi sử dụng bệnh nhân cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn về các loại kem phù hợp. Tốt nhất nên bôi thử kem lên da tay để kiểm tra độ an toàn trước khi thoa lên mặt nhằm hạn chế rủi ro.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa rát, sưng viêm, hạn chế mụn nổi nhiều trên mặt sẽ có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị, bao gồm:
Thuốc kháng Histamin
Nhóm thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề kích ứng, dị ứng nhờ công dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, ngứa hay phát ban và mề đay trên da mặt.
Ngoài ra, thuốc kháng histamin còn có tác dụng với một số triệu chứng đi kèm như chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó thở…
Một số thuốc thông dụng như:
- Loratidin;
- Cetirizin;
- Astemizol;
- Terfenadin;
- Fexofenadin;
- Acrivastin.
Tuy mang lại kết quả khả quan trong điều trị nhưng những loại thuốc trên lại tiềm ẩn nguy cơ gặp các tác dụng ngoại ý. Vì thế, người bệnh phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường phải thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da dị ứng ở mặt nhờ công dụng làm giảm sưng viêm và khắc phục những tổn thương trên bề mặt da.
Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, tần suất cũng như thời gian dùng thuốc phù hợp. Bệnh nhân lưu ý phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định y khoa để tránh những phát sinh rủi ro.
Dùng thảo dược Đông y
Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng ở mặt bằng Tây y thì dùng thảo dược Đông y cũng được rất nhiều người áp dụng. Theo Y học cổ truyền, cơ thể nhiễm phong hàn thấp nhiệt, tà khí xâm nhập khiến miễn dịch suy yếu, vệ khí không chặt, khí huyết ứ trệ không đủ sức chống lại các tác nguyên dị ứng mà gây ra các triệu chứng viêm da dị ứng.
Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược được đánh giá an toàn, hiệu quả toàn diện nhờ công thức kết hợp nhiều dược liệu lành tính. Đông y đi sâu vào điều trị viêm da dị ứng từ gốc, loại bỏ triệu chứng, lành tổn thương. Nhờ vậy, các bài thuốc Đông y thường cho hiệu quả từ từ, chậm mà chắc, ngăn ngừa tái phát.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp