Chấn thương miệng ở trẻ: Xử lý vết thương thế nào, khi nào cần đi bác sĩ?

1. Cầm máu cho trẻ

Bé bị dập môi làm sao mau lành? Nếu bé té dập môi dẫn đến việc trẻ bị chảy máu ở môi trên hoặc môi dưới, bố mẹ nên cầm máu bằng cách đè thật nhẹ nhàng chỗ bị chảy máu lên phần răng hoặc nướu trong vòng 10 phút. Còn đối với vết thương phía ngoài miệng hoặc lưỡi, bạn hãy nén chặt chỗ bị chảy máu bằng gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch đã được làm ướt với nước lạnh.

Không được nhấc tay ra khỏi vết thương trong 10 phút cho đến khi thấy máu ngưng chảy hẳn. Khi phía bên trong môi trên đã ngừng chảy máu, không nên kéo môi lên để kiểm tra vì mỗi lần làm vậy sẽ khiến môi tiếp tục chảy máu.

2. Giảm đau

Bé bị té dập môi làm sao mau lành hay trẻ bị ngã dập môi bôi thuốc gì là thắc mắc của nhiều phụ huynh? Những chấn thương miệng có thể làm bé đau trong 1 hoặc 2 ngày. Hãy cố gắng chườm đá cho bé thường xuyên nhất có thể. Nếu bé thấy đau trong lúc ngủ, bạn có thể cho con uống acetaminophen (hay thuốc paracetamol) hoặc ibuprofen nhưng phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về độ tuổi và liều dùng thích hợp ở mỗi trẻ.

Cho bé ăn thức ăn mềm trong khoảng 1 hoặc vài ngày. Tránh bất kỳ loại thực phẩm có vị mặn hoặc chua để không bị nhói buốt. Để tránh thức ăn dính vào vết thương, bạn nên cho bé súc miệng ngay sau khi ăn.

Bạn có thể xem thêm: Bình tĩnh sơ cứu chấn thương vùng mắt của con!

Trẻ bị chấn thương miệng như thế nào thì nên đưa đi bác sĩ?

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng chấn thương miệng rơi vào những trường hợp sai đây:

  • Trẻ vẫn tiếp tục chảy máu không ngừng sau khi đã đè ép lên vết thương được 10 phút
  • Vết rách trong miệng khá sâu hoặc đến mức phải cần may lại
  • Vết thương nghiêm trọng ở vùng miệng hoặc tác động đến những vùng sâu của cổ họng
  • Vết thương gây ra bởi vật bẩn hoặc rỉ sét
  • Trẻ bị đau buốt dữ dội, giãy giụa không yên
  • Bạn cho rằng bé cần được khám bác sĩ (nghi ngờ trẻ bị gãy xương hàm hoặc vết thương đã bị nhiễm trùng)

Rate this post