Vì sao nên tẩy tế bào chết môi thường xuyên?
Đôi môi là một trong những vùng mô mềm có lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng nhất trên cơ thể. Vì thế, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng rất dễ gặp phải tình trạng thô ráp, bong tróc và xỉn màu…
Ngoài ra, theo cơ chế sinh học của cơ thể, mỗi ngày có hàng triệu tế bào chết đi và bám thành từng mảng trên da chúng ta. Loại tế bào chết này khó có thể được loại bỏ sạch sẽ nếu thiếu đi sự tác động từ bên ngoài. Vì thế theo thời gian, chúng sẽ tích tụ trở thành lớp sừng dày thô sần, xỉn màu trên môi.
Vì thế, tẩy tế bào chết môi đều là bước quan trọng giúp loại bỏ tế bào chết xỉn màu, cho đôi môi mềm mịn, hồng hào tươi tắn. Đặc biệt, khi đôi môi giữ được độ ẩm tốt cũng hạn chế tối đa tình trạng khô căng, nứt nẻ, đồng thời giúp đôi môi của bạn lên màu chuẩn đẹp mỗi lần thoa son.
5 bước tẩy tế bào chết môi an toàn, đúng chuẩn tại nhà
Sau đây 5 bước tẩy tế bào chết môi đúng cách mà có thể bạn chưa biết, cụ thể:
- Bước 1: Tẩy trang cho môi bằng các sản phẩm tẩy trang mắt môi chuyên dụng. Rửa sạch lại với nước ấm và thấm bớt nước nhẹ nhàng bằng bông/ khăn.
- Bước 2: Dùng ngón giữa và ngón trỏ thoa đều hỗn hợp tẩy tế bào chết môi đã chuẩn bị. Ngoài ra, có thể dùng bàn chải mềm để massage nhẹ nhàng.
- Bước 3: Di chuyển ngón tay hoặc bàn chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn quanh vùng môi.
- Bước 4: Giữ hỗn hợp trên môi trong khoảng 2-3 phút, rửa sạch lại với nước và thấm khô môi.
- Bước 5: Đừng quên thoa son dưỡng để bổ sung độ ẩm cho môi.
Một số lưu ý để tẩy tế bào chết phát huy hiệu quả tốt nhất
Để tẩy tế bào chết môi đúng cách và tránh làm tổn thương vùng da môi nhạy cảm, đừng bỏ qua một số những lưu ý dưới đây:
- Tẩy tế bào chết môi 1-2 lần/ tuần: Da môi vốn mỏng manh, nhạy cảm nếu tẩy tế bào chết quá thường xuyên có thể khiến làn da môi bị mài mòn, mỏng và dễ rách hơn.
- Tuyệt đối không tẩy tế bào chết khi môi có vết thương hở: Khi môi đang bị trầy, nứt, bong da… và đặc biệt có tình trạm rướm máu thì bạn tuyệt đối không nên tiến hành tẩy tế bào chết cho môi, bởi lẽ, điều này có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng, thậm chí là nhiễm trùng.
- Uống đủ nước và dưỡng đủ ẩm cho môi: Nêu uống đủ 2 lít mỗi ngày để có một làn da căng mọng và đôi môi hồng hào, tươi tắn. Bên cạnh đó, thoa son dưỡng đầy đủ cũng là cách giảm thiểu tình trạng bong tróc và trầy xước da môi cực hiệu quả. Môi không có tuyến bã nhờn nên cũng không có khả năng giữ ẩm như làn da, vì thế bổ sung đủ ẩm cho lớp biểu bì bằng son dưỡng môi chính là giải pháp cho làn môi mềm mịn, căng mọng cuốn hút.
- Làm ẩm môi trước khi tẩy tế bào chết: Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng quan tâm tới việc cần làm ẩm môi trước khi tiến hành tẩy tế bào chết. Bước này giúp làm mềm lớp sừng để việc tẩy da chết môi được diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết môi rõ nguồn gốc, xuất xứ: Việc sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết môi kém chất lượng khiến việc tẩy da chết không đạt hiệu quả, mà có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những sản phẩm rõ nguồn gốc từ các thương hiệu uy tín nhé!
- Thời gian tẩy tế bào chết môi không quá 5 phút: Từ 3-5 phút là thời gian tẩy tế bào chết môi hữu hiệu kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để lấy đi lớp tế bào chết thô ráp cho đôi môi của bạn. Khi thực hiện lâu hơn, lực ma sát có thể khiến việc tẩy da chết môi trở nên “phản tác dụng” khiến đôi môi bị khô căng, nứt nẻ, bong da nhiều hơn.
Hy vọng bài viết của Cocolux có thể giúp cho các bạn nắm được các kiến thức bổ ích xoay quanh tẩy tế bào chết môi đúng cách. Thực hiện đều đặn theo hướng dẫn về các bước tẩy da chết môi trên đây sẽ bí kíp hoàn hảo giúp bạn sở hữu đôi môi hồng hào, căng mọng và đánh bay đi lớp da chết thô ráp, xỉn màu trên đôi môi của bạn.