Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong chăm sóc và bảo vệ da dưới ánh mặt trời. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn gặp phải tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục, xuất hiện vệt trắng khó tán, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1Thoa kem chống nắng bị vón cục có sao không?
Tình trạng vón cục khi bôi kem chống nắng gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Do các vệt kem dài khó tán xuất hiện trên gương mặt, khiến làn da trở nên loang lổ, không đều màu làm bạn cảm thấy thiếu tự tin.
Hơn nữa, kem chống nắng vón cục trên da khi tiếp xúc với bụi bẩn, bã nhờn và mồ hôi gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, khiến da bị mụn ẩn, mụn viêm. Nếu không làm sạch bằng tẩy trang, sữa rửa mặt cẩn thận thì tình trạng này còn có thể gây ra những bệnh lý về da vô cùng nguy hiểm.
Bôi kem chống nắng bị vón cục có thể gây mụn
2Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục?
2.1 Do thành phần của kem chống nắng
Thành phần của kem chống nắng thường có chứa chất tạo màng (film forming agent) hoặc silicone, giúp làm căng mướt bề mặt da, đồng thời tạo lớp phủ bảo vệ trên da. Tuy nhiên, những chất này có nhược điểm là không thể thẩm thấu trên da. Chính vì thế, mới gây ra tình trạng bị vón cục khi bôi kem chống nắng.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc và làm đẹp, một số sản phẩm mỹ phẩm khác khi dùng cùng kem chống nắng cũng gây ra hiện tượng dính lớp, vón cục. Gây ra tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc, khiến da đổ dầu thừa và lên mụn.
Thành phần kem chống nắng tạo thành lớp màng bảo vệ da
2.2 Do sự kết hợp của các thành phần gốc dầu và nước
Cụ thể, các sản phẩm gốc dầu thường không thể hòa tan khi sử dụng với các sản phẩm gốc nước, chúng sẽ bị tách lớp và gây vón cục trên da. Chẳng hạn, trước khi bôi kem chống nắng chứa chất tạo màng, bạn đã sử dụng dầu dưỡng ẩm. Trong trường hợp này, kem chống nắng bị vón cục hoàn toàn có thể xảy ra.
Do sử dụng kết hợp sản phẩm gốc dầu và gốc nước
2.3 Do sử dụng quá nhiều
Sử dụng quá nhiều sản phẩm trên da cũng là nguyên nhân khiến kem chống nắng bị vón cục. Việc bôi một lượng lớn các sản phẩm như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm hay serum dưỡng da cũng đều khiến da bị quá tải, không thể thẩm thấu hết và hấp thu kịp. Phần sản phẩm thừa sẽ khiến kem chống nắng bị vón cục, bết dính.
Do sử dụng lượng quá nhiều gây khó thấm hết
2.4 Do tình trạng da mỗi người
Tình trạng kem chống nắng bị vón cục thường xảy ra ở những người có làn da khô, bong tróc. Đặc biệt, làn da không được tẩy tế bào chết thường xuyên hoặc không dưỡng da đủ ẩm, khi thoa kem chống nắng dễ tạo nên những kết tủa được tạo bởi sự kết hợp của dầu thừa, tế bào da chết. Chính vì thế mới gây nên hiện tượng vón cục, da không đều màu, khô mốc.
Da quá khô, không đủ ẩm cũng gây vón cục kem chống nắng
3Cách sử dụng kem chống nắng không bị vón cục
3.1 Hãy sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài ít nhất 15 – 20 phút
15 đến 20 phút là thời gian lý tưởng để kem chống nắng phát huy tác dụng bảo vệ da hiệu quả, đồng thời đảm bảo kem đã thấm vào da, tạo lớp bảo vệ mướt mịn. Trên thực tế, làn da có thể bị tổn thương ngay khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó, việc dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài từ 15 – 20 phút sẽ gia tăng hiệu chống nắng.
Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 đến 20 phút
3.2 Đảm bảo dưỡng ẩm đầy đủ trước khi thoa kem chống nắng
Bước dưỡng ẩm đảm bảo da được cấp đủ nước, hạn chế tình trạng bong tróc, khô ráp và khiến cấu trúc da mềm mịn hơn. Tuy nhiên, sản phẩm dưỡng ẩm có gốc nước vừa đảm bảo dưỡng ẩm tốt vừa chống tình trạng vón cục khi bôi kem chống nắng. Bạn hãy vỗ đều sản phẩm lên mặt và chờ tới khi hẩm thấu hoàn toàn mới chuyển sang bước chống nắng.
Gợi ý: Bạn có thể lựa chọn sản phẩm kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm như lô hội, dầu hạt nho, bơ hạt mỡ,… vừa giúp kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả chống nắng và khắc phục được tình trạng vón cục.
Gel chống nắng dưỡng ẩm cho trẻ em và da nhạy cảm Omi Mild Gel SPF 35 PA++++ 30g
3.3 Sử dụng một lượng kem chống nắng phù hợp
Bôi quá nhiều hay quá ít kem chống nắng đều không tốt, theo các chuyên gia, bạn nên lấy một lượng kem thích hợp với diện tích da mà bạn muốn bảo vệ, cụ thể:
- Thoa trên da mặt cần một lượng kem chống nắng khoảng 1 đồng xu.
- Thoa kem chống nắng trên da body thi cần khoảng 3 – 4 đồng xu.
Tất nhiên điều này còn liên quan tới khả năng thẩm thấu của sản phẩm trên da của mỗi người. Nhưng quan trọng là da cảm thấy dễ chịu sau khi bôi. Nếu da phải chịu quá nhiều lớp kem chống nắng thì không chỉ không thẩm thấu hết mà còn dễ gây hiện tượng vón cục.
Lấy một lượng vừa đủ kem chống nắng
3.4 Bôi kem chống nắng đúng cách
Hãy chấm kem chống nắng lên nhiều điểm trên da, lưu ý tại trán, 2 gò má, mũi, cằm giúp dạn dễ tán kem và tránh thoa kem chống nắng bị vón cục. Tiếp theo, vỗ nhẹ đồng thời tán sản phẩm để da có thể thẩm thấu nhanh hơn, hạn chế vệt trắng sau khi bôi hiệu quả. Bạn không nên miết kem chống nắng vì rất dễ bị vón cục.
Bôi kem chống nắng đúng cách để bảo vệ da hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích, khắc phục được tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được tư vấn và đặt mua nhé!