1. Xuất hiện đốm nâu trên da chân, da tay, da bụng, da mặt là gì?
Xuất hiện đốm nâu trên da chân, da tay hay da mặt chắc hẳn sẽ khiến các bạn lo lắng, không biết có phải là bệnh. Đừng lo lắng vì tình trạng này hoàn toàn vô hại, không phải là bệnh lý. Đốm nâu là tình trạng tăng sắc tố trên da, liên quan đến melanocyte – một loại tế bào có tác dụng làm tăng sinh sắc tố melanin trên da.
Các đốm nâu xuất hiện ngẫu nhiên trên da chân, da tay, da bụng, da mặt
Các đốm nâu có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các vùng da hở, thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như tay chân, mặt… Da xuất hiện đốm nâu thường có màu sắc đa dạng từ nâu nhạt đến đậm.
Xuất hiện các đốm nâu trên da chân, tay có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, cả người già và trẻ, trên cả nam và nữ.
2. Phân biệt đốm nâu có bệnh với nám da và tàn nhang
Bằng mắt thường, ta khó có thể tự phân biệt đốm nâu với nám da và tàn nhang. Tuy nhiên, IVIE – Bác sĩ ơi sẽ chỉ giúp bạn một số dấu hiệu giúp phân biệt hai tình trạng này dựa vào vị trí, kích thước hay nguyên nhân gây bệnh:
Vị trí xuất hiện
-
Đốm nâu: Có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất kỳ vùng da nào trên người như mặt, xuất hiện đốm nâu trên da tay chân, xuất hiện đốm nâu trên da bụng, xuất hiện đốm nâu trên da lưng hay các vị trí khác…
-
Nám da: Thường chỉ xuất hiện ở những vùng da hở như: má, trán, môi trên, cằm, và đặc biệt là thường mọc đối xứng hai bên.
-
Tàn nhang: Giống như nám da, tàn nhang cũng thường xuyên xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
Các đốm nâu có thể xuất hiện trên da lưng, nơi mọi người khó có thể tự nhìn thấy
Kích thước tổn thương
-
Các đốm nâu thường chỉ có kích thước nhỏ như đầu đũa.
-
Nám da: Thường có kích thước rộng hơn, và có khả năng lan rộng hơn theo thời gian.
-
Tàn nhang: Thường chỉ có kích thước rất nhỏ, vài mm.
Nguyên nhân gây tổn thương
– Đốm nâu: Xuất hiện đốm nâu trên da chân, tay thường do tác động của ánh sáng mặt trời. Tia UV trong ánh sáng mặt trời sẽ tác động khiến cho tế bào melanocyte tăng sản xuất melanin, tạo thành các đốm nâu trên da, có tác dụng giúp da và cơ thể chống lại tác động xấu của tia UV.
– Nám da: Nám da thường do các nguyên nhân đến từ nội tiết tố, và tình trạng sẽ nặng, khó kiểm soát, khó điều trị hơn do ánh sáng mặt trời. Các yếu tố có thể tác động gây nám da như sau:
-
Da bị lão hóa
-
Nội tiết tố bị thay đổi: phụ nữ có thai, sau khi sinh con, sử dụng thuốc tránh thai.
-
Các bệnh lý về nội tiết như: Bệnh về tuyến giáp, buồng trứng.
-
Stress kéo dài hay trầm cảm
-
Sử dụng mỹ phẩm có nhiều chì, thủy ngân khiến da bị nhiễm độc
-
Do cơ địa bẩm sinh
Tình trạng nám da thường do các nguyên nhân đến từ nội tiết tố
– Tàn nhang: Nguyên nhân chính được biết đến gây tàn nhang là môi trường, cụ thể là ánh sáng mặt trời. Thông thường, chúng ta thường gặp tàn nhang ở những người có tóc đỏ, vàng, da sáng, đó là do da sản xuất pheomelanin, không bảo vệ da khỏi tia UV. Ngược lại, những người có tóc nâu, đen, làm da tối màu sẽ có xu hướng được bảo vệ khỏi tia UV nhờ da có nhiều eumelanin.
Dựa vào các đặc điểm trên, bạn có thể phân biệt được giữa đốm nâu trên da và nám da, tàn nhang. Tuy nhiên,sẽ rất khó phân biệt nếu trên da một người có thể gặp đồng thời cả 3 tình trạng trên. Các tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự tự tin.
3. Nguyên nhân xuất hiện đốm nâu trên da chân
Như đã biết, nguyên nhân xuất hiện đốm nâu trên da chân chủ yếu là do tác động của ánh nắng mặt trời chiếu lên da. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác tương đối đa dạng, như:
-
Bệnh vảy nến
-
Do da bị nổi mụn
-
Da có vết thương hở, vết côn trùng cắn, vết bỏng
-
Thay đổi nội tiết tố: mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, bệnh tuyến giáp…
-
Kích ứng da do các sản phẩm chăm sóc da
Nguyên nhân xuất hiện đốm nâu trên da chân chủ yếu là do tác động của ánh nắng mặt trời
4. Cách điều tri đốm nâu trên da chân, da tay, da mặt, da bụng
Như chúng ta đã biết, các đốm nâu hoàn toàn vô hại, không ảnh hưởng đến chức năng và sinh lý của cơ thể, nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các đốm nâu này ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, xuất hiện đốm nâu trên da mặt, tay chân…khiến bạn mất tự tin thì có thể điều trị. Sau đây là một số phương pháp giúp làm mờ các đốm nâu theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu:
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần Hydroquinone: Hydroquinone là thành phần có tác dụng làm sáng da, ngăn sản xuất melanin. Trong điều trị xuất hiện các đốm nâu trên da chân, các sản phẩm thường sử dụng Hydroquinone với nồng độ 3-4%, với liều cao hơn, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bổ sung Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá, làm mờ thâm
– Bổ sung vitamin E: Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, vì thế mà có tác dụng làm mờ thâm, mờ các đốm nâu trên da một cách hiệu quả. Sử dụng các thực phẩm chức năng chứa vitamin E hay các tinh chất dưỡng da chứa vitamin E sẽ có tác dụng làm sáng da, cải thiện nám, đồi mồi, các đốm nâu.
– Phương pháp mài da: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để mài vùng da có xuất hiện các đốm nâu, từ đó giúp cho các đốm nâu bị mài mòn, đồng thời thúc đẩy tăng sản xuất collagen tự nhiên, tái tạo một làn da mới tốt hơn. Bạn nên điều trị phương pháp này tại các cơ sở uy tín, tránh nguy cơ biến chứng nhiễm trùng hay để lại thâm, sẹo xấu trên da.
– Peel da bằng phương pháp hóa học: Đây còn được gọi là phương pháp thay da sinh học, sử dụng một dung dịch acid (với các nồng độ khác nhau tùy tình trạng mỗi người), giúp tái tạo lại làn da một cách nhanh chóng. Khi dung dịch này tiếp xúc với bề mặt da sẽ làm tróc bề mặt da một cách nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho tế bào da mới sản sinh và phát triển.
Peel da bằng phương pháp hóa học giúp tái tạo lại làn da một cách nhanh chóng
– Làm mờ đốm nâu trên da bằng Laser:Laser có tác dụng phá vỡ hắc sắc tố trên da một cách nhẹ nhàng, không gây bỏng rát. Laser có hiệu quả tốt trong điều trị nám, tàn nhang và đốm nâu và các vấn đề sắc tố da khác.
Tuy nhiên, khi các đốm nâu có những biểu hiện bất thường như: xuất hiện đột ngột, lan nhanh, gây cảm giác ngứa hay châm chích, chảy máu, vết tròn bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa… thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đúng cách.
Khi gặp các biểu hiện trên hãy đến các cơ sở y tế gần nhất gặp các chuyên gia da liễu để được khám cụ thể. Dưới đây, IVE – Bác sĩ ơi xin giới thiệu cho bạn một số cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao, dịch vụ tốt trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Giá khám da liễu Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 300,000đ Phòng khám ĐK QT Thanh Chân Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội 250,000đ Phòng khám đa khoa Medelab 86 – 88 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội 150,000đ Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội 200,000đ Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ
Ngoài ra còn nhiều cơ sở thăm khám da liễu uy tín khác. Bạn có thể gọi tổng đài đặt khám 1900 3367 hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín, đặt khám với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.
1900 3367
Bạn có thể khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi. Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online sẽ xem tình trạng da, hỏi về lối sống, sinh hoạt, từ đó chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt khám với bác sĩ da liễu online
Tải app
Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà
5. Cách chăm sóc da phòng ngừa đốm nâu xuất hiện
Cùng với việc điều trị, chúng ta cần có cách chăm sóc da tốt, phòng ngừa đốm nâu xuất hiện. Sau đây, IVE – Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ một số cách chăm sóc da phòng ngừa:
– Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Kể cả ngày nắng, mưa hay âm u thì bạn vẫn cần phải bôi kem chống nắng. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, với lượng vừa đủ và bôi lại 4-5 tiếng 1 lần.
Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày giúp phòng ngừa đốm nâu xuất hiện
– Che chắn kĩ khi đi ra ngoài: Việc sử dụng áo chống nắng, mũ rộng vành hay kính râm sẽ giúp bảo vệ làn da không xuất hiện thêm các đốm nâu.
– Hạn chế đi ra ngoài khi trời nắng gắt, hay vào ngày có chỉ số UV cao: Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian nắng có xu hướng gây hại cho da nhiều nhất, vì vậy cần tránh ra ngoài vào thời điểm này, đặc biệt là vào mùa hè.
Trên đây là những chia sẻ của IVIE – Bác sĩ ơi về chủ đề xuất hiện các đốm nâu trên da chân, da tay, da mặt và cách xử lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và có cách chăm sóc, bảo vệ tối ưu làn da của mình!