Vậy cụ thể phẫu thuật môi dày thành mỏng diễn ra như thế nào, sau bao lâu thì hồi phục hoàn toàn, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Phẫu thuật môi dày thành mỏng như thế nào?
Phẫu thuật môi dày thành mỏng là việc loại bỏ bớt phần da của môi dưới hoặc môi trên hoặc cả hai, với mục tiêu tạo hình lại toàn bộ đôi môi.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân để người phẫu thuật không cảm thấy đau. Tiếp theo, bác sĩ rạch một đường ngang phần màu hồng ở bên môi bạn. Điều này làm giảm khả năng để lại sẹo và môi được phục hồi tốt hơn. Sau đó, kỹ thuật viên loại bỏ phần mô và mỡ thừa nhằm giảm thể tích tổng thể của môi.
Sau khi loại bỏ tất cả các mô không cần thiết, bác sĩ tiến hành khâu đóng vết mổ. Chỉ sử dụng trong phẫu thuật là chỉ tự tiêu và biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần.
Một số thủ thuật thu gọn môi chỉ tác động tới môi trên hoặc môi dưới, được gọi là kỹ thuật Brazilian. Thủ thuật này thường tập trung vào hình dạng môi dưới, được lấy cảm hứng từ đường bikini là hình tam giác ngược. Để đạt được hình dạng mong muốn và giảm thể tích môi, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lớn ở vị trí trung tâm môi dưới.
Tác dụng phụ của phẫu thuật môi dày thành mỏng
Sau phẫu thuật, bạn thường gặp tình trạng môi bị sưng, đỏ và hơi đau trong vài ngày đầu.
Bên cạnh đó người được phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng khác là:
- Nhiễm trùng.
- Vết mổ để lại sẹo.
- Sưng tấy nghiêm trọng.
- Chảy máu vết khâu.
- Phản ứng dị ứng với thuốc tê.
Tuy nhiên các biến chứng nguy hiểm này rất ít gặp và do cơ địa của từng người.
Cách chăm sóc sau phẫu thuật thu gọn môi
Sau phẫu thuật, để giảm sưng đau và giúp môi nhanh lành, chị em cần chú ý để cách chăm sóc và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.
Vệ sinh vùng thẩm mỹ
Sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào, việc vệ sinh vết mổ sạch sẽ rất quan trọng. Với môi, mọi người có thể dùng nước muối sinh lý rửa vết khâu. Chú ý dùng bông mềm thấm nước muối rồi lau nhẹ nhàng quanh môi 2 – 3 lần mỗi ngày. Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để bảo vệ môi khỏi bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…
Nếu có bất cứ dấu hiệu viêm, chảy dịch ở môi thì chị em phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Uống thuốc và khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Để giảm tình trạng đau nhẹ, sưng đỏ bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh. Mọi người nên uống thuốc đúng đơn, không tự ý mua thuốc bên ngoài. Bên cạnh đó có thể chườm mát để môi dễ chịu hơn.
Trong 1 – 2 ngày đầu, môi có thể đau nhức, nhưng chúng sẽ biến mất sau 1 tuần. Đối với loại phẫu thuật này, chỉ cần 7 – 10 ngày là có thể cắt chỉ.
Chế độ vận động hợp lý
Mặc dù môi chỉ là bộ phận nhỏ nhưng lại liên quan đến rất nhiều chức năng như bao gồm nói chuyện, nhai, nuốt… Vì vậy sau phẫu thuật chị em nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, hợp lý.
- Không vận động mạnh cơ môi trong thời gian đầu như cười quá to, há mồm rộng, cười đùa nhiều.
- Không đụng chạm nhiều đến môi và tránh va đập gây tổn thương.
- Đặc biệt không được bôi son hay son dưỡng môi trong 2 tuần đầu sau thẩm mỹ.
- Không tự ý mua thuốc.
- Đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài để tránh bụi bẩn.
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng sưng đau môi sau thẩm mỹ. Với những vết thương hở, có một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Trong 2 tuần đầu mọi người nên kiêng một số món ăn sau:
- Đồ nếp: Bánh chưng, xôi… Đây là các đồ ăn mang tính nóng, làm tình tăng tình trạng sưng đau, thậm chí còn có thể khiến vết thương mưng mủ, nhiễm khuẩn.
- Rau muống: Ăn rau muống có thể để lại sẹo lồi.
- Thịt bò, hải sản, gà, trứng: Nhóm thực phẩm này gây sưng ngứa, khiến môi lâu hồi phục hơn.
- Tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Bên cạnh đó nên bổ sung các thực phẩm để vết mổ nhanh chóng lành hơn:
- Tăng thịt lợn trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Uống nước ép trái cây đều đặn.
- Ăn nhiều rau xanh.
- Trong những ngày đầu mọi người nên ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để môi không bị khô.
Khi nào nên phẫu thuật thu gọn môi?
Phẫu thuật thu gọn môi thường được lựa chọn bởi những người có đôi môi khá dày, không được tự nhiên hoặc do môi quá lớn do tiêm môi trước đó.
Theo quá trình lão hóa của cơ thể, đôi môi cũng bị biến đổi theo tuổi tác. Lựa chọn phương thức phẫu thuật này cũng là giải pháp hiệu quả cho đôi môi mất cân xứng. Các kỹ thuật thu gọn môi này có thể dùng trong phẫu thuật điều chỉnh khe hở môi và khẩu cái.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào muốn cũng phù hợp để làm phẫu thuật môi dày thành mỏng.
Những người mắc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm không nên sử dụng phương pháp này. Đặc biệt nếu chị em thường xuyên gặp tình trạng lở môi thì có thể sử dụng cách chăm sóc khác thay vì phẫu thuật. Mọi người trước khi làm phẫu thuật nên khai đầy đủ các bệnh đã mắc để tránh nguy cơ và gặp tác dụng phụ.
Trước phẫu thuật chị em phải ngừng hút thuốc một thời gian dài thì mới được phẫu thuật.
Nếu bạn bị mụn nước, các vết loét hoặc nhiễm trùng quanh miệng thì có thể lùi lịch phẫu thuật. Sau khi điều trị các vấn đề này xong, bạn có thể đặt lịch phẫu thuật với bác sĩ và tiến hành như bình thường.
Mặc dù thẩm mỹ môi không phải là một phẫu thuật lớn nhưng cũng có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Vì vậy mọi người cần lựa chọn các cơ sở, bệnh viện uy tín, bác sĩ có trình độ cao. Hơn nữa phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Phẫu thuật môi dày thành mỏng có thể mang lại cho chị em đôi môi mong ước, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mọi người không nên lạm dụng phẫu thuật, chạy theo xu hướng bởi con gái đẹp nhất khi là chính mình. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và đừng quên đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp