Những vết thâm sạm do mụn để lại sẽ làm cho gương mặt mất đi tính thẩm mỹ. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng thâm mụn, giải đáp cho một số câu hỏi ở trên và đặc biệt là câu hỏi “Vết thâm mụn mãi không hết phải làm sao?”.
Vết thâm mụn là gì?
Vết thâm mụn là tình trạng vùng da bị tổn thương do mụn. Làn da lúc này sẽ không còn giữ được màu sắc vốn có như ban đầu mà chuyển sang màu tối, bị thâm. Phần lớn, tình trạng này xảy ra là do trị mụn không đúng cách khiến cho da vùng mụn bị tổn thương. Người bị nhiều vết mụn thâm sẽ đánh mất đi vẻ đẹp tự nhiên của da, bề mặt da có thể trở nên thô ráp, sẫm màu và thiếu sức sống.
Lý do nào khiến vết thâm mụn mãi không hết?
Quá vội vàng xử lý mụn
Khi những vết mụn trứng cá, mụn đầu đen xuất hiện chúng ta thường có tâm lý là phải nặn chúng ngay lập tức. Tuy nhiên, việc nặn mụn quá sớm không những không làm mụn mất đi mà còn đem lại những hậu quả xấu trên da như thâm sạm, thậm chí là cả nhiễm trùng nếu như nặn không đúng cách. Do đó, bạn tuyệt đối không nên nặn mụn khi mụn chưa được “chín” và nên biết cách nặn khoa học.
Riêng đối với những mụn nhân cứng đã trồi lên trên bề mặt da thì bạn sẽ cần nặn ngay để xử lý được toàn bộ vi khuẩn đang ẩn chứa bên trong mụn. Nếu không can thiệp, để mụn quá lâu trên da mặt thì mụn có thể lây lan sang toàn bộ những vùng da khác. Quan trọng nhất là bạn cần nắm được rõ cách nặn mụn đúng cách. Tuyệt đối không nặn mụn nếu như bạn không biết rõ các bước trong quy trình nặn mụn. Nếu không thì làn da của bạn sẽ phải chịu rất nhiều tổn thương do mụn và thâm mụn gây ra.
Trị thâm không đúng cách
Trị thâm mụn sai cách sẽ làm cho vết thâm mụn cứ mãi ở đó và không mất đi. Thay vì đi thăm khám và nghe theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn lại tự ý sử dụng các loại kem trị mụn, trị thâm không đúng cách, không rõ nguồn gốc. Điều này sẽ khiến cho kết quả của việc trị thâm không đạt hiệu quả, thêm vào đó làn da của bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số các vấn đề khác như mụn mọc thêm, dị ứng da,…
Da bị viêm nhiễm nặng
Viêm nhiễm da do những tác động xấu của môi trường xung quanh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… cũng có thể là nguyên nhân khiến cho vết thâm mụn mãi không hết. Tình trạng ô nhiễm sẽ khiến cho các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da có mụn đang bị hở. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng thâm mụn, viêm nhiễm kéo dài, nặng nhất có thể để lại sẹo.
Chính vì thế, việc vệ sinh sạch sẽ sau bước nặn mụn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Không vệ sinh cẩn thận sẽ khiến cho mụn bị viêm và ăn sâu vào các tế bào da gây hậu quả nghiêm trọng.
Không chăm sóc da đúng cách
Không chăm sóc da và vệ sinh da đúng cách sẽ khiến thời gian vết thâm mụn xuất hiện trên da kéo dài. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến làn da, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ cũng khiến cho mụn mọc nhiều, làn da sẽ khó phục hồi hơn.
Để vùng da mụn tiếp xúc với ánh nắng
Ánh nắng mặt trời có chứa các tia cực tím UV sẽ làm tình trạng mụn thâm trên da trở nên tồi tệ hơn, không chỉ riêng các vết mụn và thâm mụn. Để bảo vệ làn da, bạn sẽ cần sử dụng kem chống nắng và che chắn thật cẩn thận trước khi ra ngoài.
Thâm mụn mãi không hết phải làm sao?
Bôi thuốc điều trị thâm mụn
Để đảm bảo an toàn cho làn da, nếu bị tình trạng thâm mụn quấy rầy, bạn nên thực hiện thăm khám với các bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng. Tuyệt đối không tự sử dụng thuốc trị thâm mụn một cách bừa bãi. Khi đi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc trị thâm có một số các thành phần tốt cho làn da như axit salicylic, retinoids, alpha hydroxy axit,… có tác dụng loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa viêm nhiễm, trị mụn, giảm thâm.
Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên
Kết hợp sử dụng thêm một số nguyên liệu từ thiên nhiên cũng giúp xóa thâm mụn như:
- Mật ong: Giúp da kháng khuẩn, giảm tình trạng sưng đỏ.
- Baking soda: Loại bỏ các tế bào chết, bao gồm cả vết thâm mụn, đồng thời duy trì sự cân bằng của pH, hỗ trợ cho quá trình miễn dịch của da.
- Dầu dừa: Dầu dừa giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa và làm lành các vùng da bị tổn thương, loại bỏ thâm hiệu quả.
- Khoai tây: Khoai tây có các thành phần như vitamin B1, B2, vitamin C giúp ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
- Nghệ: Nghệ sẽ giúp ngăn ngừa làn da hình thành sẹo, điều trị dứt điểm vết thâm mụn lâu năm.
Điều trị bằng liệu trình y khoa
Nếu các vết thâm mụn không hết mặc dù bạn đã áp dụng nhiều cách khác nhau thì hãy đến các cơ sở da liễu để được điều trị kịp thời. Các phương pháp sẽ được áp dụng để điều trị da bao gồm:
- Trị thâm mụn bằng Laser;
- Trị thâm mụn bằng phương pháp Dermabrasion;
- Điều trị thâm mụn bằng Micro-dermabrasion;
- Mặt nạ hóa học làm mờ thâm mụn.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng vết thâm mụn mãi không hết và cách khắc phục. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giải đáp được cho bạn đọc các thắc mắc và cung cấp tới bạn đọc thêm một số những thông tin bổ ích giúp bảo vệ làn da.