Cắt mí từ lâu được xem là phương pháp thẩm mỹ giúp lấy lại vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung cho đôi mắt. Chính vì những công dụng hiệu quả, phương pháp này dần trở nên phổ biến và được các chị em ưa chuộng. Vậy cắt mí bao lâu thì lành và cách chăm sóc sau cắt mí như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay tại đây.
Cắt mí bao lâu thì lành?
Cắt mí là phương pháp thẩm mỹ giúp lấy lại vẻ đẹp, sự tươi trẻ cho đôi mắt. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tạo một đường rạch trên mí mắt nằm ẩn trong nếp mí. Tiếp đến sẽ khâu đính cơ mi tạo nếp lằn hai mí và bóc tách loại bỏ mỡ thừa da dư nếu có.
Quá trình lành vết cách thường được diễn ra tự nhiên. Cắt mí bao lâu thì lành là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra. Cụ thể, thời gian phẫu thuật cắt mí diễn ra trong khoảng trong 1 tiếng. Còn thời gian hồi phục khoảng 3 – 7 ngày bình phục và đẹp ổn định hẳn sau 3,6 tháng.
Chị em có thể theo dõi quá trình lành vết cắt mí qua 3 mốc thời gian cụ thể sau:
- Sau 1 tuần: Vết mổ giảm rõ rệt tình trạng phù nề. Từ ngày thứ 6 trở đi, bạn nên thay băng gạc ấm vào buổi sáng – tối, mỗi lần 10 phút trong khoảng 1 tuần.
- Sau 1 tháng: Lúc này, bạn đã có thể trang điểm mắt. Hình dạng mắt đã thay đổi từ 1 mí sang 2 mí rõ ràng.
- Từ 3 – 6 tháng sau cắt mí: Các vết sẹo mắt gần như khôi phục hoàn toàn. Nếp mí hoàn toàn ổn định, cân đối, trẻ trung.
Những lý do ảnh hưởng đến thời gian hồi phục cắt mí
Theo nhiều chuyên gia, cắt mí bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong có có bốn yếu tố chính làm ảnh hưởng đến thời gian lành vết cắt, bao gồm:
Cơ địa của mỗi người
Thông thường, cắt mí mất khoảng 5 – 7 ngày để lành vết cắt. Một số người có cơ địa tốt chỉ mất khoảng 3 ngày là có thể hết sưng mí và bắt đầu vào nếp. Tuy nhiên, cũng có những người cơ địa lâu lành phải mất nhiều thời gian hơn.
Tay nghề bác sĩ
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian lành vết cắt mí chính là tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ có trình độ càng cao thì vết cắt sẽ được thực hiện càng gọn gàng, tránh gây ảnh hưởng đến mắt và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Từ đó, thời gian lành vết thương cũng sẽ được rút ngắn lại.
Công nghệ hiện đại
Bên cạnh tay nghề của bác sĩ, các công nghệ, trang thiết bị được sử dụng trong cắt mí cũng ảnh hưởng đến thời gian lành. Hiện nay, có nhiều công nghệ cắt mí hiện đại giúp giảm đau, sưng tấy như sử dụng dao mổ Plasma, chỉ khâu Premilene trong phẫu thuật. Do đó, chị em có thể yên tâm khi tiến hành cắt mí.
Chế độ chăm sóc mắt sau cắt mí
Tuy là một tiểu phẫu nhỏ nhưng nếu không được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận sẽ rất dễ khiến vết cắt bị sưng tấy và lâu lành hơn. Do đó, bạn nên chú ý trong việc chăm sóc mắt và cơ thể sau cắt mí để giúp đôi mắt nhanh hồi phục và đẹp hơn.
Cách chăm sóc sau cắt mí để có đôi mắt đẹp tự nhiên
Như đã đề cập ở trên thì chế độ chăm sóc sau cắt mí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lành vết thương. Trong quá trình chăm sóc sau cắt mí, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh mắt đúng cách bằng nước muối sinh lý, thay băng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm đá và sử dụng kháng sinh: Chườm đá có thể làm giảm tình trạng sưng tấy hiệu quả. Còn thuốc kháng sinh có thể giúp giảm đau tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 phương pháp này cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giảm bớt những yếu tố khiến mắt phải điều tiết như đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử, làm việc trong thời gian dài…
- Không trang điểm mắt, không sử dụng kính áp tròng, tránh để nước mắt, mồ hôi rơi vào vết cắt mí.
- Sử dụng mũ nón, kính râm để ngăn bụi bẩn, tia UV tác động vào mắt.
- Không sử dụng các thực phẩm gây sưng tấy, phù nề, ảnh hưởng đến vết mổ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng.
- Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cắt mí bao lâu thì lành. Các phương pháp thẩm mỹ dù có hiện đại đến đâu thì cũng cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi phù hợp thì mới phát huy được hiệu quả của nó. Đừng quên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ lành nghề để giúp bạn sở hữu một đôi mắt đẹp như mong muốn nhé!
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp