Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe có phù hợp để phẫu thuật không. Sau đó là đánh giá cấp độ, phân loại sụp mí mắt để có phác đồ và phương án phù hợp nhất. Đa số các trường hợp nâng mí sẽ được cắt bỏ một vòng mí. Do các chỉ định phẫu thuật khác nhau nên cách chăm sóc cùng thời gian phục hồi cũng khác biệt.
Trong trường hợp bệnh nhân sụp mí mắt do yếu tố di truyền nhiều đời, phẫu thuật cần được kết hợp cắt mí và nâng lại cung mắt. Nếu không thực hiện nâng cung mí sẽ khiến kết quả sau phẫu thuật không cân xứng. Sau khi phẫu thuật nâng mí hoàn tất, các bác sĩ sẽ làm thẩm mỹ cho đường mí để không lộ vết phẫu thuật. Khi hồi phục hoàn toàn, mắt bạn vẫn giữ được vẻ tự nhiên, không gượng ép.
Nếu bệnh nhân sụp mí mắt do da lão hóa, bác sĩ cần đánh giá chính xác vị trí cung mí để xác định trước đó có xuất hiện sụp mí mắt di truyền không. Sau khi các kiểm tra hoàn tất, quá trình nâng mí lại diễn ra. Ở mỗi mức độ của bệnh nhân, phần da và mỡ thừa sẽ được tính toán phù hợp. Sau khi hoàn thiện, mí mắt sẽ bám theo đường mí cũ nhưng được đưa lên cao và căng hơn.
Có một số trường hợp tình trạng bệnh nhân phức tạp hơn, do đó mà bác sĩ cần đánh giá nhận định chi tiết hơn mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Nếu mí có độ cao lớn hoặc quá nhỏ sẽ gây ra sự mất cân đối. Do đó, việc xác định chính xác sẽ không gây ảnh hưởng đến nếp mí mới sau phẫu thuật. Đồng thời, khi phẫu thuật bác sĩ cần đảm bảo đôi mắt được tự nhiên và tươi tắn để không khiến người bệnh tự ti, mặc cảm do tiến hành thẩm mỹ chỉnh sửa.
Phương pháp điều trị sụp mí mắt luôn được vận dụng linh hoạt. Do đó, bạn cần đến cơ sở ý tế uy tín để thực hiện nâng mí. Đồng thời, theo sát chỉ định của bác sĩ để tránh các vấn đề sau khi phẫu thuật.