Dị ứng da mặt không những gây cho bạn cảm giác vô cùng khó chịu mà còn khiến cho bạn trở nên mất tự tin với mọi người xung quanh. Khi ấy, việc lựa chọn các loại thuốc trị dị ứng da là liệu pháp phù hợp hơn cả. Vậy dị ứng da mặt bôi thuốc gì và uống thuốc gì là tốt nhất?
Thế nào là dị ứng da mặt?
Dị ứng da mặt chính là tình trạng làn da bị phản ứng lại khi các tác nhân gây hại lên làn da. Khi ấy, làn da sẽ tạo ra những kháng thể ở lớp biểu bì để chống lại những tác nhân gây bệnh. Từ đó sẽ khiến cho da bị sần sùi, nổi mẩn đỏ, ngứa rát liên tục, tổn thương sâu.
Những khu vực da mặt bị dị ứng thường có kích thước, hình dạng không đồng đều và tùy thuộc vào cơ địa của người mắc phải. Các triệu chứng dị ứng thường xảy ra tập trung tại vùng trán, má và cằm. Một số trường hợp sẽ bị lan rộng ra tay chân và cổ.
Dị ứng da mặt bôi thuốc gì?
Khi bị dị ứng da mặt, bạn có thể bôi những loại thuốc như:
Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide là một trong số những loại thuốc bôi ngoài da mà bạn có thể sử dụng khi làn da bị dị ứng. Hoạt chất trong loại thuốc này có khả năng kháng khuẩn, làm bong lớp sừng nên sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng dị ứng da gây nổi mụn.
Cơ chế hoạt động của Benzoyl peroxide đó là làm bong lớp thượng bì ở da và đưa oxy vào trong nang mụn. Khi vi khuẩn P.acnes tiếp xúc với oxy thì vi khuẩn sẽ bị vô hiệu hóa và bị tiêu diệt.
Để sử dụng, bạn hãy chấm thuốc lên vùng da bị dị ứng 2 lần/ngày. Bạn lưu ý không nên để thuốc tiếp xúc trực tiếp với quần áo bởi thuốc có thể khiến cho quần áo bị bạc màu.
Thuốc bôi kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng khá nhiều trong điều trị dị ứng da, nhất là trong trường hợp da bị tổn thương có bội nhiễm và sưng nhẹ.
Một số loại thuốc kháng sinh mà bạn có thể tham khảo như Erythromycine, Clindamycine 1%.
Cách sử dụng: Bạn bôi thuốc mỗi ngày 2 lần và bôi trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Lưu ý, thời gian đầu khi mới dùng thuốc, làn da của bạn có thể bị bong tróc và khô.
Thuốc bôi chứa corticoid
Thuốc bôi có chứa corticoid thường được chỉ định khi làn da của bạn bị dị ứng nhờ vào khả năng chống dị ứng và chống viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy mà bạn sẽ được cải thiện một số triệu chứng ở trên da như da bị nổi sần, sưng đỏ, ngứa ngáy.
Cơ chế hoạt động của thuốc bôi corticoid đó là gây ức chế miễn dịch tại khu vực da bị tổn thương. Trong trường hợp da bị tổn thương có nhiễm khuẩn (nổi mụn trứng cá), bạn có thể kết hợp sử dụng kem bôi với hoạt chất kháng sinh và corticoid để tránh trường hợp nhiễm khuẩn bùng phát mạnh mẽ.
Một số loại thuốc bôi chứa corticoid mà bạn có thể tham khảo sử dụng như Eumovate, Dermovate Cream, Flucinar… Mặc dù vậy, các loại thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn bởi có thể gây giãn mao mạch, làm mỏng da, giảm sức đề kháng ở da và gây ra căn bệnh dày sừng nang lông.
Thuốc uống dị ứng da mặt
Ngoài các loại thuốc bôi thì bạn có thể tham khảo một số loại thuốc uống dị ứng da mặt như:
Thuốc kháng histamin
Bị dị ứng da mặt uống thuốc gì? Thuốc kháng histamin là loại thuốc uống trị dị ứng da mặt được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự giải phóng histamin và những chất hóa học ở dưới da. Nhờ vậy mà các triệu chứng ở trên da như nổi mề đay, ban đỏ, ngứa ngáy, sưng da sẽ dần thuyên giảm.
Một số loại thuốc kháng histamin phổ biến có thể kể đến như Semprex, Pipolphen, Peritol, Celextavin… Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Thuốc uống kết hợp
Dị ứng da mặt nên uống thuốc gì? Bên cạnh thuốc kháng histamin, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc uống khác như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm cho da bị viêm nặng, vitamin C liều cao. Việc uống vitamin C không những tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể mà còn làm lành các vết thương ở trên da. Nhờ vậy mà các đốm mụn viêm sẽ được làm xẹp, sẹo mờ, các vết thâm giảm và tình trạng ngứa ngáy sẽ được cải thiện. Tuy vậy, bạn không nên dùng vitamin C trong thời gian dài bởi sẽ làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Dị ứng da mặt bôi thuốc gì và uống thuốc gì? Trên đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo lựa chọn sử dụng. Để hiệu quả đạt được như mong muốn, bạn hãy tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định trên bao bì hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp