Trong giai đoạn dậy thì, làn da chịu nhiều ảnh hưởng cùng với sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Do đó cần phải có phương pháp chăm sóc tốt làn da tuổi dậy thì để da được khoẻ hơn và ngăn ngừa được các vấn đề da liễu. Hãy cùng tìm hiểu các cách chăm sóc da tuổi dậy thì sau đây nhé!
1Vì sao cần chăm sóc da tuổi dậy thì
Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, các hormon trong cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi. Sự tăng tiết androgen làm tăng tiết dầu chính là nguyên nhân gây tình trạng da mụn và nhiều dầu nhờn. Do đó, chăm sóc da có thể giúp trẻ giải quyết các vấn đề trên, mang lại làn da khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc da từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích, đồng thời góp phần quyết định sức khoẻ của da sau này. Tập thói quen chăm sóc da có thể khiến trẻ hạn chế được tình trạng lão hoá da sớm và tránh được tình trạng mụn, đốm tàn nhang.
Sự thay đổi trong giai đoạn dậy thì gây nên những vấn đề về da nghiêm trọng
2Nên chăm sóc da tuổi dậy thì từ khi nào?
Thông thường trẻ trải qua giai đoạn dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 16, trong đó các bé gái thường bước vào tuổi dậy thì trước các bé trai vài năm.
Tuy nhiên, dù đều trải qua tuổi dậy thì nhưng tốc độ dậy thì của mỗi người là khác nhau. Vì thế, không thể xác định từ độ tuổi nào chính xác bắt đầu chăm sóc da. Dù vậy, việc hình thành thói quen chăm sóc từ da sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho làn da trẻ.
Bố mẹ có thể giúp trẻ bắt đầu chăm sóc da ở độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi, với quy trình cơ bản 3 bước vào cả buổi sáng và buổi tối.[1].
- Bước 1: Làm sạch da, đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da, giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tạp chất tích tụ trên da trong suốt cả ngày hoạt động.
- Bước 2: Sử dụng nước hoa hồng hoặc toner chứa các thành phần làm dịu và cung cấp độ pH cân bằng cho da.
- Bước 3: Dưỡng ẩm giúp giữ cho da được cung cấp độ ẩm cần thiết. Dưỡng ẩm là quá trình cung cấp dầu và độ ẩm cho da để giữ cho da mềm mại, mịn màng, và ngăn ngừa tình trạng da khô và bong tróc.
- Ngoài ra, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ sử dụng kem chống nắng hằng ngày để tránh những tác động tiêu cực từ tia UV ảnh hưởng đến làn da.
Chăm sóc da từ sớm không bao giờ là xấu
3Cách chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách
Xác định đúng loại da
Xác định loại da là bước quan trọng để chọn được sản phẩm chăm sóc da và xây dựng một quy trình làm đẹp phù hợp, hiệu quả. Dưới đây là cách xác định loại da cho trẻ:
- Da dầu: Da dầu thường có dấu hiệu như đổ dầu, bóng và có thể dễ bị mụn trứng cá. Để xác định da dầu, bạn có thể quan sát khuôn mặt của mình sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu khuôn mặt bạn có vẻ dầu và bóng nhờn, có thể bạn là người thuộc tuýp da dầu.
- Da khô: Da khô thường có cảm giác căng và thiếu độ ẩm. Nếu bạn thấy da của mình thường bong tróc, nứt nẻ hoặc có vết thâm, có thể bạn có làn da khô.
- Da hỗn hợp: Da hỗn hợp là sự kết hợp giữa các đặc điểm của da dầu và da khô. Thông thường, vùng trung tâm khuôn mặt (vùng T-zone) sẽ có dầu, trong khi các khu vực khác có thể khá khô hoặc bình thường.
- Da nhạy cảm: Da nhạy cảm thường dễ bị kích ứng, sưng đỏ hoặc ngứa khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da hoặc tác động từ môi trường.
- Da bình thường: Da bình thường có độ đàn hồi tốt, không quá dầu hoặc khô, và ít khi có vấn đề về mụn hoặc tình trạng kích ứng.
Lưu ý rằng loại da có thể thay đổi theo thời gian hoặc do tác động của môi trường. Vì vậy việc kiểm tra tình trạng da và điều chỉnh quy trình chăm sóc da định kỳ là cần thiết để duy trì sức khỏe và sự rạng ngời của da.
Xác định chính xác loại da sẽ khiến việc chăm sóc được hiệu quả hơn
Rửa mặt đúng cách
Bạn nên cho trẻ bắt đầu quy trình chăm sóc da bằng cách làm sạch da để đảm bảo nền sạch. Rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ, dầu thừa và tế bào da chết sau một ngày bận rộn là chìa khóa cho làn da tươi sáng.
Tuy nhiên, đừng nên cho trẻ làm sạch da quá mức vì điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên mà làn da cần, ngay cả khi bạn là người da dầu.
Ngoài ra, khi trẻ đã lớn hơn và có sử dụng kem chống nắng vào ban ngày, bạn có thể hướng dẫn trẻ thực hiện việc làm sạch kép, bao gồm sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, kem chống nắng và dùng sửa rửa mặt để tiếp tục làm sạch da kĩ hơn.
Rửa mặt là chìa khoá giúp cho làn da tươi sáng hơn
Cân bằng độ pH cho da
Cân bằng độ pH cho da là một phần quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Da có một độ pH tự nhiên, thường là khoảng từ 4.5 đến 6.5, đóng vai trò bảo vệ da khỏi vi khuẩn và tác động của môi trường.
Để đảm bảo làn da luôn được duy trì ở độ pH cân bằng, bạn có thể hướng dẫn trẻ thực hiện một số cách sau:
- Chọn sản phẩm phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có pH gần giống với độ pH tự nhiên của da (từ 4.5 đến 6.5). Đồng thời, nên chọn sản phẩm làm sạch da và dưỡng da mà không làm thay đổi độ pH da quá mức.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa nhiều xà phòng: Xà phòng có thể có độ pH cao hơn và từ đó dẫn đến mất cân bằng độ pH của da.
- Không rửa mặt bằng nước quá nóng: Nước quá nóng có thể làm mất độ pH tự nhiên của da. Hãy sử dụng nước ấm để rửa mặt (khoảng 40 độ C) và tránh việc dùng nước quá nóng.
- Sử dụng kem chống nắng: Tác động của tia tử ngoại có thể làm thay đổi độ pH của da. Vì thế, sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UVB và UVA.
- Tránh dùng sản phẩm chứa cồn: Các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn có thể làm khô da và làm mất cân bằng độ pH. Vì thế bạn nên hỗ trợ trẻ đọc kĩ các thành phần trong sản phẩm mà trẻ dùng.
- Chăm sóc da bằng các sản phẩm thiên nhiên: Một số người thích sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, như dầu dừa, nước hạnh nhân hoặc nước vo gạo. Các sản phẩm này thường có độ pH gần giống với da tự nhiên và có thể giúp duy trì sự cân bằng độ pH.
- Kiểm tra tình trạng da: Theo dõi tình trạng da, điều chỉnh các sản phẩm sử dụng và quy trình chăm sóc da nếu cần thiết. Da có thể thay đổi theo thời gian hoặc do tác động của môi trường nên cần được thường xuyên kiểm tra để có phương pháp chăm sóc đúng cách.
- Thăm khám bác sĩ da liễu: Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề da, như mụn trứng cá, da nhạy cảm hoặc nhiễm trùng, hãy lập tức cho trẻ thăm khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và cách điều trị phù hợp để cân bằng độ pH da.
Cân bằng pH để giúp làn da luôn khoẻ mạnh
Sử dụng dưỡng ẩm
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có thể giúp hỗ trợtrẻ giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc đốm tàn nhang, từ đó mang lại làn da mềm mại và khỏe mạnh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da hàng ngày, vào cả buổi sáng và buổi tối sau bước làm sạch da. Điều này giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da và giữ cho da luôn mịn màng, đầy sức sống.
Dùng sữa dưỡng ẩm để da luôn được căng bóng
Dùng kem chống nắng
Việc sử dụng kem chống nắng là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Tia tử ngoại từ mặt trời (UV) có thể gây hại cho da, làm lão hóa da sớm và tăng nguy cơ mắc các bệnh về da nghiêm trọng như ung thư da.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì có thể sử dụng kem chống nắng, với chỉ số chống nắng từ SPF 30 trở lên, và nên thoa lại từ 2 – 4 tiếng. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ để hạn chế kích ứng da cho trẻ.
Bảo vệ da trước các tác hại của tia UV bằng kem chống nắng là rất cần thiết
Lưu ý khi trang điểm
Trẻ ở độ tuổi dậy thì nên hạn chế trang điểm quá nhiều, vì lúc này làn da của trẻ còn nhạy cảm, dễ bị bít tắc gây mụn. Để giảm thiểu tác động của mỹ phẩm đến làn da, bạn có thể hướng dẫn trẻ lưu ý một số điều sau:
- Rửa cọ trang điểm: Cọ trang điểm là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho làn da, do đó bạn nên cho trẻ vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên.
- Tránh sử dụng kem nền: Kem nền có đặc tính dày và nặng đối với làn da mỏng manh của trẻ, vì thế, thay vào đó bạn hãy cho trẻ sử dụng kem chống nắng hoặc kem dưỡng ẩm có hỗ trợ nâng tông để giúp da mềm mịn, tươi sáng.
- Tránh sử dụng phấn phủ: Bột phấn phủ có thẻ làm tắc nghẽn lỗ chân lông của trẻ và làm cho làn da của bạn trở nên loang lỗ. Cách tốt nhất để hạn chế da bóng dầu là dùng giấy thấm hoặc khăn giấy để thấm hết dầu thừa trên da và vệ sinh da cẩn thận.[2].
Trang điểm quá đậm có thể gây bít tắc lỗ chân lông
Tẩy trang trước khi đi ngủ
Tẩy trang trước khi đi ngủ là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da hàng ngày và mang lại các lợi ích cho làn da như [3]:
- Loại bỏ trang điểm và bụi bẩn: Tẩy trang giúp loại bỏ lớp trang điểm và bụi bẩn trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Phục hồi da: Da cần thời gian để tự phục hồi và tái tạo vào ban đêm. Tẩy trang giúp loại bỏ lớp trang điểm và chất bẩn, giúp da nghỉ ngơi và tái tạo tốt hơn.
- Ngăn tắc nghẽn lỗ chân lông: Nếu bạn không tẩy trang hoặc thực hiện không đúng cách, sản phẩm trang điểm có thể kết hợp với dầu tự nhiên của da, tạo ra đốm mụn và khiến da sần sùi, kém sức sống.
Tẩy trang là một bước chăm sóc da rất quan trọng
Chọn mỹ phẩm uy tín, phù hợp
Một trong những lời khuyên tốt nhất để chăm sóc da ở tuổi thiếu niên là nên sử dụng các sản phẩm không gây kích ứng. Các sản phẩm này không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm nguy cơ gây ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen khó chịu [4].
Bạn có thể lựa chọn cho trẻ những sản phẩm mỹ phẩm an toàn, chính hãng tại Nhà thuốc An Khang. Nếu bạn có các vấn đề da liễu nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm này.
Lựa chọn sai mỹ phẩm có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn, kích ứng
Uống đủ nước
Uống đủ nước là một phần quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh và rạng rỡ. Nước đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm việc loại bỏ độc tố, duy trì độ ẩm cho da, và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
Dưới đây là một số lợi ích của việc uống đủ nước đối với làn da:
- Giữ cho da đủ độ ẩm: Nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì độ ẩm cho da. Khi bạn không uống đủ nước, da có thể trở nên khô, nứt nẻ, và thiếu sức sống.
- Loại bỏ độc tố: Nước giúp loại bỏ các độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể được làm sạch, da có xu hướng trở nên tươi sáng hơn.
- Tái tạo tế bào da: Nước cung cấp dưỡng chất cho tế bào da và giúp chúng tái tạo một cách hiệu quả. Điều này có thể giúp da trông mềm mịn và khỏe mạnh hơn.
- Giảm nguy cơ nổi mụn: Khi bạn uống đủ nước, da có thể không cần phải sản xuất quá nhiều dầu để bù đắp cho độ ẩm thiếu hụt, giúp giảm nguy cơ tích tụ dầu gây mụn trứng cá.
- Giảm tình trạng viêm nhiễm: Da có thể kháng vi khuẩn và chống viêm nhiễm tốt hơn khi được duy trì trong trạng thái cân bằng nước.
Nước giúp cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da
4Các lưu ý khi chăm sóc da tuổi dậy thì
Tránh chạm tay lên mặt thường xuyên
Nên cho trẻ rửa tay thật sạch trước khi thực hiện quy trình trang điểm hoặc chăm sóc da. Mỗi khi chạm vào mặt, trẻ có thể làm lan dầu trên mặt, dính bụi bẩn hay gây tình trạng viêm nhiễm , từ đó có thể hình thành mụn.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở trẻ không nên chạm vào các nốt mụn vì điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây hại cho các mô da và có thể làm nặng thêm tình trạng mụn viêm sưng.
Chạm tay lên mặt có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng cho da
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng da và chăm sóc làn da từ bên trong. Dưới đây là một số lời khuyên để xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho làn da:
- Hạn chế đường và thức ăn nhanh: Các thức ăn chứa đường và thức ăn nhanh có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến da nổi mụn và làm mất độ đàn hồi của da.
- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả: Rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất quan trọng cho làn da khỏe mạnh.
- Ăn thức ăn giàu chất béo omega-3: Chất béo omega-3 có trong cá, hạt lanh, và hạt óc chó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và cải thiện độ đàn hồi của da.
- Giảm tiêu thụ cồn và caffeine: Cồn và cafein có thể gây mất nước, từ đó làm mất độ đàn hồi vốn có của da.
- Ăn thực phẩm giàu protein: Protein giúp tái tạo các tế bào da và duy trì sức khỏe của da. Bạn nên bổ sung cho trẻ các nguồn protein như thịt nạc, cá, trứng,… trong chế độ ăn uống hằng ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho da: Một số thực phẩm có thể có lợi cho da như quả lựu (cung cấp chất chống oxy hóa), cà chua (chứa lycopene bảo vệ da khỏi tác động của tia UV), và trà xanh (có tính kháng viêm và chống vi khuẩn).
- Tránh thức ăn gây dị ứng: Một số thực phẩm có thể gây dị ứng da, khiến da bị kích ứng, nóng đỏ, nổi mụn,… Do đó, trẻ cần nhận biết và tránh ăn các loại thức ăn này để bảo vệ làn da.[5].
Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng để có một làn da khoẻ
Sinh hoạt lành mạnh
Hãy dạy cho trẻ thói quen chăm sóc cơ thể ngay từ sớm. Sức khỏe làn da phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe tổng thể cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Hãy thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng các cho trẻ thường xuyên tập thể dục, thiền và có xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và tránh căng thẳng quá mức. Vì căng thẳng có thể gây ra các vấn đề như nổi mụn hoặc viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da.
Sức khoẻ của làn da phụ thuộc vào sức khoẻ tổng thể của bạn
Vệ sinh chăn ga, vỏ gối thường xuyên
Vệ sinh chăn ga và vỏ gối thường xuyên không chỉ giúp duy trì làn da khỏe mạnh mà còn đảm bảo sức khỏe tổng thể cho trẻ. Chăn ga và vỏ gối thường chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, và có thể gây kích ứng cho da nếu không được vệ sinh định kỳ.
Chăn ga, vỏ gối là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn
Để có được một làn da khoẻ mạnh, tươi tắn trong tuổi dậy thì, trẻ nên thực hiện đầy đủ và đúng cách các bước chăm sóc da cơ bản. Đồng thời cần xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe làn da.