Bánh khọt làm món ăn đặc trưng của các tỉnh miền Nam nước ta. Tuy nhiên, bạn đã biết bánh khọt là gì? Hay Bánh khọt bao nhiêu calo và bí quyết ăn như thế nào để không mập? Tất cả sẽ được KHOEPLUS24H giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bánh khọt là gì?
Bánh khọt là một món bánh đặc sản sản, đặc trưng của miền Nam nước ta, cụ thể là của Vũng Tàu. Món này là sự kết hợp đặc biệt giữa sự tươi ngon của hải sản, vị thanh của rau sống và vị mặn của nước mắm pha đặc trưng. Tất cả những hương vị này quyện vào nhau, tạo ra một món ăn độc đáo, cuốn hút.
Nguyên liệu làm bánh khọt thường là bột gạo hay bột sắn, phần nhân thường có các nguyên liệu như hải sản tôm, mực,… Ở phía trên bề mặt bánh được rải một ít tôm cháy mỡ và mỡ hành thơm ngon, hấp dẫn.
Bánh khọt ăn như thế nào?
Khi ăn bánh khọt, người ta thường ăn kèm với các loại rau sống như rau cải xanh, tía tô, xà lách, diếp cá,… Bên cạnh đó, để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn, bạn có có thể ăn kèm thêm cùng với ngó sen hay đu đủ thái sợi.
Đặc biệt không thể thiếu một chén nước chấm được pha theo công thức, gồm nước mắm, nước ấm, nước chanh và tỏi. Hương vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà của nước chấm, ăn cùng với bánh khọt là một sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn.
Bánh khọt bao nhiêu calo?
1 cái bánh khọt bao nhiêu calo?
Trung bình một chiếc bánh khọt chứa khoảng 175 calo. Như vậy, nếu bạn ăn một dĩa bánh khọt có khoảng 5 chiếc thì tổng calo bạn nạp vào cơ thể là 875 kcal.
Bánh khọt không nhân bao nhiêu calo?
So với bánh khọt có nhân, lượng calo trong bánh khọt không nhân sẽ thấp hơn. Trung bình trong một chiếc bánh khọt không nhân sẽ có khoảng 97 kcal.
Bánh khọt nước cốt dừa bao nhiêu calo?
Nước cốt dừa hay sữa dừa, là phần chiết xuất từ cơm dừa đã được nạo, sau đó xay thật nhỏ. Khi ăn cùng bánh khọt sẽ mang đến cho cơ thể khoảng 145 calo cùng vị thơm ngon, béo ngậy khó có thể quên.
Bánh khọt khác gì bánh căn?
Giống nhau
Cả bánh khọt và bánh căn làm đều có hình dạng tròn và được làm từ bột gạo. Khi ăn 2 loại bánh này, người ta sẽ không ăn lẻ mà sẽ ăn theo đĩa với số lượng 5 – 6 chiếc/đĩa. Một điểm giống nhau nữa của 2 loại bánh này là đều sử dụng các khuôn đúc có lỗ tròn để làm chín bánh, do đó mọi người vẫn thường nhầm lẫn 2 loại bánh trên.
Khác nhau
Tiêu chíBánh khọtBánh cănXuất xứMiền NamVùng Nam Trung BộPhương pháp làmLàm chín trong khuôn đúc bằng cách chiên lênLàm chín trong khuôn đúc bằng cách nướngNhân bánhNhân hải sản như tôm, sò điệp, đậu xanh thịt bằm,…Thịt và tôm tươiThức ăn kèmĂn cùng nước chấm chua ngọt, rau sống, dưa leo, đu đủ thái sợi,…Ăn cùng nước chấm xíu mại, nước chấm đậu phộng, nươc mỡ hành,… và xoài sống, dưa leo, đồ chua, khế
Cách làm bánh khọt nước cốt dừa đơn giản tại nhà
Thành phần nguyên liệu
Ngoài mua ở các cửa hàng, siêu thị bạn có thể tự làm bánh khọt ngay tại nhà với một số nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:
- Bột gạo: 250 gram
- Bột chiên giòn: 50 gram
- Cơm: 70 gram
- Nước cốt dừa: 200ml
- Nước dừa tươi: 200ml
- Tôm tươi: 300 gram
- Thịt nạc băm: 100 gram
- Mực tươi: 200 gram
- Bột nghệ: 10 gram
- Nấm mèo, hành tím, tỏi, hành lá, ớt hiểm
- 1 muỗng canh bột năng
- 1 quả trứng gà
- Các loại rau ăn kèm (cải bẹ xanh, rau thơm, húng quế, diếp cá, xà lách)
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn lột tỏi, hành tím, mang đi rửa với nước sạch rồi băm nhỏ. Cắt riêng hành lá và phần đầu, rửa rồi để ráo nước. Tiếp tục cắt nhỏ lá hành.
Kế đến, tôm ngắt bỏ đầu, đồng thời loại bỏ phần chỉ đen ở sau lưng tôm. Trong trường hợp tôm to thì cắt nhỏ vừa ăn. Sau đó, bạn sử dụng 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối và dầu hành tím để ướp tôm. Ngâm nấm mèo trong nước ấm đến khi chúng nở mềm. Tiếp tục rửa lại, băm nhỏ và cho vào dụng cụ đựng.
Về phần mực hỏi loại bỏ túi mực, xương sống và rửa sạch với nước. Sau đó, bạn cắt thành từng khoanh vừa ăn, cho vào chén đựng. Băm nhuyễn thịt rồi ướp với một ít bột ngọt, muối, nấm mèo, tiêu, 1 muỗng hành tím và trộn đều lên. Cho phần cơm vào máy xay sinh tố với lượng nước vừa đủ, xay thật nhuyễn. Kế đến, bạn lọc qua rây, chỉ lấy phần mịn để chế biến bánh khọt.
Bước 2: Cách pha bột bánh khọt
Cho 250g bột gạo vào nồi hoặc bát lớn. Sau đó, bạn thêm từng nguyên liệu cơm xay nhuyễn, 50g bột chiên giòn, 10g bột nghệ, 500ml nước và 100ml nước cốt dừa, khuấy đều lên. Cuối cùng đổ bột bánh nghỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Khi kết thúc thời gian, bạn lấy bột ra nêm thêm nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng đường, 1 quả trứng gà và khuấy đều lên. Như vậy khi đổ bánh khọt sẽ có vị béo dễ ăn, đồng thời bánh thơm, giòn hơn.
Bước 3: Xào nhân
Đặt chảo lên bếp, thêm khoảng 1 muỗng dầu ăn. Khi dầu đã nóng đạt nhiều độ yêu cầu thì bạn phi thơm tỏi, sau đó cho tôm vào đảo đều tay đến khi săn lại thì tắt bếp. Tiếp tục xào mực và thịt băm tương tự như xào thịt tôm.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Cho 100ml nước cốt dừa vào nồi, thêm 1 muỗng bột năng và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Bạn bắt nồi lên bếp rồi đun với lửa nhỏ cho đến khi nước dừa sánh lại, hơi nóng thì nêm nếm một ít muối, tắt bếp.
Bước 5: Làm nước chấm
Băm nhỏ tỏi khoảng 2 – 3 tép, cắt 2 trái ớt hiểm. Bạn tiếp tục cho vào nồi 100gr đường, 200ml nước dừa và 100ml nước mắm. Kế đến hãy bắt hỗn hợp lên bếp bật lửa nhỏ vừa khuấy đều vừa đun cho đến khi đường tan hết. Sau cùng, thêm 30ml giấm ăn, chờ hỗn hợp nguội đi rồi cho ớt và tỏi vào.
Bước 6: Cách đổ bánh khọt
Bắt khuôn bánh khọt lên bếp, bật lửa lớn đến khi khuôn bánh đã nóng thì hạ lửa nhỏ. Sau đó, bạn thêm một chút dầu ăn lên thành khuôn bánh. Như vậy, trong quá trình nướng sẽ không bị dính bột vào khuôn.
Đợi dầu nóng thì đổ bột vào khoảng 1/3 khuôn. Khi bột chín thì thêm 1 ít dầu ăn ở rìa khuôn và tiếp tục thêm 1 ít bột vào. Nếu lớp bột thứ 2 đã chín hãy tráng 1 ít nước cốt dừa, hành lá, tỏi băm và thêm 1 ít bột phía trên. Cho phần nhân đã chuẩn bị trước đó sau khi đã thêm bột.
Bạn nên chiên bánh ở lửa nhỏ, khi phần đáy đã chuyển sang màu vàng cũng như có độ giòn nhất định thì lật ngược lại để bánh chín đều. Sau đó, vớt bánh ra đặt trên đĩa sạch. Tiếp tục thực hiện lặp lại các bước trên đến khi hết nhân và bột.
Bước 7: Thưởng thức
Xếp bánh khọt và rau ra đĩa, múc nước chấm vào chén. Bạn nên cuốn rau ăn kèm, đồng thời chấm ngập nước chấm, thưởng thức món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Giải đáp các câu hỏi về bánh khọt bao nhiêu calo?
Bánh khọt ăn có mập không?
Trong một bữa ăn chính thường ngày, bạn cần nạp vào cơ thể là 667 calo. Nếu bạn chọn bánh khọt là bữa ăn no thì với 5 chiếc bánh là đã có thể lấp đầy chiếc bụng bụng của mình. Theo đó, khi ăn một bữa ăn no với bánh khọt thì bạn sẽ nạp vào cơ thể một mức năng lượng là 875 calo.
So với mức năng lượng cần cho một bữa ăn chính bình thường thì bữa ăn no cùng bánh khọt sẽ nạp nhiều calo hơn. Và khi cơ thể được nhận quá nhiều năng lượng thì các năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, gây mập. Do đó, ăn nhiều bánh khọt có thể khiến cơ thể bạn mập ra.
Tuy nhiên, bạn có thể ăn bánh khọt cùng các loại rau củ, vừa cung cấp cho cơ thể chất xơ, vừa đỡ ngán lại vừa không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm cùng trà để giúp quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra tốt hơn.
Cách ăn bánh khọt không gây béo
Mặc dù bánh khọt có khả năng gây béo nhưng nếu bạn là “tín đồ” mê bánh khọt thì hãy bỏ túi ngay những bí quyết ăn bánh khọt không mập dưới đây:
- Ăn bánh khọt cho cheat day – thời điểm không áp dụng quy tắc ăn kiêng nghiêm ngặt. Hãy dành 1 ngày trong trong tuần để thưởng thức những món ăn bạn thích nhưng chúng không nằm trong nhóm đồ ăn thân thiện với việc giảm cân. Bữa ăn này có thể là bánh khọt nếu như bạn thích.
- Vận dụng bảng tính toán calo cho người giảm cân để nắm được mức năng lượng đã nạp vào vào cơ thể và tiêu thụ để đề ra kế hoạch đốt cháy năng lượng cho thích hợp.
- Nên ăn bánh khọt cùng các loại rau xanh, củ quả để cung cung cấp thêm chất xơ cho khẩu phần ăn và cơ thể.
- Uống trà khi ăn bánh khọt để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Luyện tập thể dục sau các bữa ăn bánh khọt vì mức năng lượng của món ăn này khá cao.
Bánh khọt làm từ bột gì?
Bánh khọt là một loại bánh đặc trưng của các tỉnh miền nam Việt Nam, được làm từ bột sắn hoặc bột gạo. Đồng thời, bạn có thể chuẩn bị thêm nhân tôm, sau đó chiên lên, ăn kèm cùng rau sống, ớt tươi và nước mắm pha ngọt.
Tại sao gọi là bánh khọt?
Theo kinh nghiệm dân gian, trong quá trình đổ bánh khọt nếu muốn mang bánh ra khỏi khuôn bạn phải dùng muỗng khẩy lên. Khi đó, tiếng kêu “khọt khọt” của muỗng va chạm vào thanh khuôn sẽ phát ra.
Một cách giải thích khác như: Những người nghèo khổ, cơ hàn không có điều kiện ăn cao lương mĩ vị mà chỉ được dùng các loại bánh làm hoàn toàn từ bột chứ không có nhân kèm theo. Do đó, họ đặt tên cho loại bánh này là khộp, lâu dần đọc trại thành khọt.
Xem thêm:
- Bánh đa bao nhiêu calo? Ăn bánh đa nhiều có mập không?
- Bánh bèo bao nhiêu calo? Ăn bánh bèo có mập không?
- Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Ăn bánh bột lọc có bị béo không?
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giới thiệu bánh khọt bao nhiêu calo và cách nấu đơn giản ngay tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Trong quá trình làm nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy bình luận ngay bên dưới để được tư vấn, giải đáp nhé!