Như chúng ta đã biết, thịt bò có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng trong vài trường hợp, các chất có trong thịt bò có thể làm cho bệnh lý của bạn trở nên trầm trọng hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời cho loạt thắc mắc “Ăn nhiều thịt bò có tốt không?” và “Bệnh gì cần hạn chế ăn thịt bò?”.
Giá trị dinh dưỡng có trong thịt bò
Thịt bò có hương vị thơm ngon lại có chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà loại thịt này là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Vậy cụ thể, trong thịt bò có gì?
- Vitamin và các khoáng chất: Thịt bò là nguồn cung cấp protein, vitamin B6 và B12 cùng hàm lượng sắt cao. Đây là những chất rất cần thiết đối với cơ thể, giúp tăng cường năng lượng và sản xuất máu cho cơ thể, tăng cường cơ bắp. Thịt bò là thực phẩm sẽ không thể thiếu trong chế độ ăn của những người đang cần luyện tập cơ bắp. Thịt bò sẽ bổ sung nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho các hoạt động mạnh.
- Không chứa chất béo: Thịt bò có chứa các khoáng chất giúp tổng hợp protein tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa, tăng cường trao đổi chất insulin. Thịt bò có chứa 2 axit linoleic và palmitic, đây là 2 hợp chất đặc biệt đã được nghiên cứu có tác dụng chống lại các virus mầm bệnh và các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi,…
Ăn thịt bò nhiều có tốt không? Một số bệnh lý cần hạn chế ăn thịt bò
Là loại thịt có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều thịt bò. Chỉ nên ăn thịt bò ở mức vừa phải. Do có chứa lượng lớn thành phần chất đạm nên những người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh gout, mỡ máu cao không nên ăn thịt bò. Ngoài ra, khoa học đã chứng minh, ăn quá nhiều thịt bò có thể gây nên các bệnh về tim mạch. Một số bệnh lý dưới đây sẽ không nên ăn thịt bò nếu như không muốn tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
- Dị ứng thịt bò: Người bị dị ứng thịt bò tuyệt đối không ăn thịt bò. Dị ứng với thịt bò sẽ gây ra một số biểu hiện như viêm da dị ứng, nổi mề đay, môi, mắt và da có hiện tượng phồng lên,… Nếu như nặng có thể kèm theo một số các biểu hiện của hen suyễn như khó thở, ho, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi. Nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn tới tử vong.
- Bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ: Những người mắc các bệnh lý này chỉ nên ăn các loại đồ ăn thanh đạm, giảm lượng protein động vật và tăng cường lượng protein thực vật. Hàm lượng đạm trong thịt bò lại cao, không phù hợp với người bệnh mắc bệnh lý này.
- Bệnh cao huyết áp: Người cao huyết áp không nên ăn thịt bò do loại thịt này có chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa mà người cao huyết áp cần hạn chế loại chất béo này.
- Bệnh u xơ tử cung: Các chất có trong thịt bò sẽ kích thích estrogen, làm cho khối u phát triển nhanh hơn bình thường.
- Bệnh thủy đậu: Người mắc bệnh thủy đậu không chỉ cần kiêng ăn thịt bò mà còn cần kiêng các loại hải sản, thịt vịt,… Các loại thực phẩm này sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, các nốt thủy đậu nổi lên nhiều hơn.
- Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp thường ở trong trong tình trạng thiếu canxi. Mà axit do thịt bò sản xuất ra sẽ hấp thụ hết canxi trong cơ thể khiến người bệnh càng thiếu canxi trầm trọng hơn, bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Chính vì vậy mà người mắc viêm khớp không nên ăn thịt bò dù nhiều hay ít.
- Bệnh gout: Bệnh gout là do tăng axit uric trong máu mà trong thịt bò có chứa rất nhiều đạm, làm tăng axit uric khiến cho người bệnh bị đau đớn. Chính vì vậy, người mắc bệnh gout nên hạn chế tối đa thịt bò.
- Bệnh sỏi thận: Thịt bò rất giàu protein mà protein sẽ khiến cho lượng oxalate trong nước tiểu tăng – nguyên nhân hình thành các loại sỏi. Vì vậy, tiêu thụ thịt bò sẽ vô tình làm cho bệnh sỏi thận trở nên nặng hơn mà chính người bệnh cũng không ngờ tới.
Lưu ý khi sử dụng thịt bò
Chế biến thịt bò là bước rất quan trọng, do vậy mọi người cần chú ý những điều sau để không biến thịt bò thành món ăn có hại cho sức khỏe:
- Không nấu thịt bò chung với hải sản.
- Không nấu chung thịt bò với thịt lợn, hai loại thịt này có tính hàn và ôn khác nhau. Khi kết hợp sẽ không còn giá trị dinh dưỡng.
- Không ăn thịt bò cùng với rau hẹ, lươn vì có thể gây khó tiêu thậm chí là ngộ độc.
- Không ăn thịt bò cùng với hạt dẻ.
- Thịt bò khi nấu với rượu sẽ bị biến chất, có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu.
- Không uống chè hoặc các loại trà có vị chát sau khi ăn thịt bò. Nếu có uống nên chờ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
- Không nấu thịt bò chung với các loại đậu như đậu đen, đậu nành.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “Ăn thịt bò nhiều có tốt không?” và một số các bệnh lý nên tránh ăn thịt bò. Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng với mức hợp lý, không nên ăn quá nhiều tránh gây các tác hại không mong muốn cho cơ thể.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp