Trứng bắc thảo gây ấn tượng với màu đen đặc trưng, phần lòng trắng trứng dẻo dai như thạch và lòng đỏ thì béo ngậy. Hiện nay, nhiều gia đình có thói quen ăn trực tiếp trứng bắc thảo mà không qua chế biến. Vậy trứng bắc thảo có cần luộc không? Ăn trực tiếp có tốt không?
Tìm hiểu chung về trứng bắc thảo
Trước khi giải đáp thắc mắc về việc trứng bắc thảo có cần luộc không, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc biết thêm nhiều thông tin bổ ích về loại trứng đặc biệt này. Đầu tiên, trứng bắc thảo là loại trứng có từ lâu đời, nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc và có rất nhiều cách gọi khác nhau như trứng bắc thảo, bách thảo, bách nhật trứng, thiên niên bách nhật trứng,…
Trứng bắc thảo là loại trứng có vỏ ngoài màu trắng ngà xen lẫn lấm chấm đốm đen, như muối tiêu. Một số cách ủ trứng cũng cho ra hoa văn đặc biệt trên vỏ trứng. Điểm đặc biệt của loại trứng này nằm ở việc lòng trắng trứng trong suốt, màu nâu và lòng đỏ trứng lại có màu xanh, xám hoặc nâu tùy loại. Khi ngửi sẽ thấy trứng bắc thảo có mùi thơm đặc trưng, vị ngậy béo không lẫn vào đâu được.
Tại Việt Nam, trứng bắc thảo thường được làm từ trứng vịt nhưng cũng có những cơ sở sản xuất dùng trứng gà, trứng cút,… để làm trứng bắc thảo. Loại trứng dùng để ủ thành trứng bắc thảo phải là loại chưa hình thành phôi, trứng mới, không bị hư hại. Trứng sau khi được chọn lọc kỹ càng sẽ được phủ bên ngoài một hỗn hợp gồm đất sét, trấu, tro, muối, vôi,… trong vài tuần hoặc vài tháng tùy theo nhu cầu độ đặc của trứng.
Trứng bắc thảo được rất nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị đặc trưng, thơm béo hấp dẫn. Đây cũng là loại nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt được ăn nhiều nhất kèm với củ kiệu ngâm mỗi dịp tết đến xuân về.
Trứng bắc thảo có cần luộc không? Không luộc có sao không?
Hiện nay, vấn đề tranh cãi trứng bắc thảo có cần luộc không vẫn chưa hết nóng khi đây là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Có nhiều người nhận định trứng bắc thảo có thể ăn trực tiếp mà không cần xử lý với nhiệt độ cao như luộc, nấu, hấp,… Nhưng cũng có người phản đối quan điểm trên, cho rằng ăn trứng bắc thảo chưa luộc không tốt cho sức khỏe.
Vậy tóm lại, trứng bắc thảo có cần luộc không? Trên cơ sở khoa học, trứng bắc thảo là loại trứng đã được ủ lên men thời gian dài nên có thể xem đây là thực phẩm đã được làm chín mà không dùng nhiệt.
Chính vì vậy, tùy vào sở thích, thói quen của gia đình mà bạn có thể bóc vỏ trứng bắc thảo ăn trực tiếp hoặc luộc lại trong 3 – 5 phút hay chế biến món khác đều được.
Trứng bắc thảo khi dùng ăn liền sẽ có vị đặc trưng hơn, lòng trắng mềm như thạch, lòng đỏ dẻo thơm, có độ dính nhất định. Nếu bạn muốn ăn trứng cứng hơn thì luộc lại trứng bắc thảo là cách làm hiệu quả.
Trường hợp bạn ăn trứng bắc thảo vào buổi tối hoặc cơ địa nhạy cảm, hệ tiêu hóa yếu, người già, trẻ nhỏ, người đang ốm,… thì tốt hơn hết, luộc, nấu lại trứng bắc thảo trước khi ăn vẫn an toàn hơn, giảm thiểu được nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, đau bụng,… Ngoài ra, trứng bắc thảo dùng để ăn trực tiếp nên là loại trứng tươi, ủ đúng kỹ thuật và đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của trứng.
Khi ăn trứng bắc thảo, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để cắt quả trứng thành nhiều miếng mà không sợ bị dính dao đâu nhé. Trứng bắc thảo thích hợp dùng làm món khai vị, món ăn kèm cùng bữa chính đều ngon.
Tác dụng của trứng bắc thảo với sức khỏe
Ngoài ngon miệng, trứng bắc thảo còn rất công dụng với sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng bắc thảo khá cao, đặc biệt làm sắt, protein và một số khoáng chất khác. Khi ăn trứng bắc thảo, bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
Có lợi cho hệ hô hấp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng bắc thảo là thực phẩm giàu vitamin A, có lợi cho hệ hô hấp và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, ăn trứng bắc thảo còn giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi những bệnh lý về phổi, viêm hô hấp, viêm họng,…
Cầm máu
Bạn biết không, trứng bắc thảo có tác dụng kích thích sản sinh mạnh mẽ những tế bào hồng cầu mới, tăng tốc độ cầm máu nhanh chóng hơn. Nhờ công dụng này mà trứng bắc thảo được khuyên dùng cho người bệnh xuất huyết hoặc phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Giải rượu
Hoạt chất đặc biệt trong trứng bắc thảo có khả năng kích thích cơ thể giải độc nhanh hơn, hỗ trợ giảm đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,… sau khi uống rượu, bia. Bên cạnh đó, dưỡng chất mà trứng bắc thảo cung cấp còn giúp bảo vệ dạ dày khỏi tác động xấu từ cồn.
Thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, trứng bắc thảo có tính mát, ăn vào có thể giải độc, thanh nhiệt, trị bệnh nóng trong người, chữa nhiệt miệng, đau rát họng, táo bón do nóng trong. Một số hoạt chất được tìm thấy trong loại trứng này còn có khả năng làm sạch ruột, bảo vệ hệ thống mạch máu và thúc đẩy trí não phát triển hơn.
Nhuận phế
Nhờ hàm lượng vitamin A dồi dào có trong trứng bắc thảo mà loại thực phẩm này hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm, nhiễm do vi khuẩn, vi rút, nấm,… tấn công. Trứng bắc thảo còn bổ phổi, nhuận phế, tốt cho hệ hô hấp nữa đấy.
Có lợi cho người ăn kiêng
Nhiều người nghĩ rằng trứng bắc thảo có lượng calo cao, dễ gây tăng cân nhưng thực chất, 100g trứng bắc thảo chỉ có khoảng 183 calo, thích hợp dùng cho người muốn ăn kiêng, kích thích cơ thể chuyển hóa năng lượng, tăng cường trao đổi chất mạnh mẽ.
Tóm lại, câu hỏi trứng bắc thảo bao nhiêu calo đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết trên, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Tuy trứng bắc thảo có nhiều lợi ích đến sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều vì nguy cơ ngộ độc cao, tần suất ăn thích hợp nhất là 1 – 2 lần/tuần.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp