Thành phần dinh dưỡng trong đậu xanh

Tuy là một loại thực phẩm ít có nguy cơ phản ứng phụ nhưng người dùng vẫn cần lưu ý khi sử dụng đậu xanh vì nó vẫn tồn tại một số tác dụng phụ:

  • Nếu tiêu thụ quá mức đậu xanh, chất phytate – axit phytic trong loại thực phẩm này có thể làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể, axit phytic liên kết với kẽm, canxi và các khoáng chất quan trọng khác, đồng thời ngăn cản cơ thể hấp thu các chất này. Vì vậy, nếu bị các rối loạn khác gây thiếu khoáng chất, tốt nhất người dùng không nên ăn nhiều đỗ xanh. Đồng thời, có thể nấu hoặc ngâm đậu xanh để giảm lượng axit phytic, không nên ăn đậu xanh dạng thô;
  • Lectin có trong đậu xanh có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi,… nếu tiêu thụ quá nhiều. Vì vậy, khi muốn sử dụng đậu xanh, để giảm hàm lượng lectin trong loại thực phẩm này, tốt nhất người dùng nên nấu ở nhiệt độ cao hoặc ngâm nước trong thời gian dài;
  • Không ăn đậu xanh khi chân, tay lạnh, đau nhức cơ thể hoặc đi ngoài phân lỏng vì việc ăn thực phẩm này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn;
  • Không ăn đậu xanh khi đói bụng vì đậu xanh có tính hàn, ăn khi đói sẽ gây hại cho dạ dày;
  • Khi đang uống thuốc Đông y, cần hỏi ý kiến của lương y trước khi ăn đậu xanh vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc;
  • Dị ứng: Một số người bị dị ứng với đậu xanh với biểu hiện nổi mẩn ngứa, mề đay, phát ban nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng loại thực phẩm này.

Đậu xanh sở hữu nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đậu xanh có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, việc sử dụng đậu xanh trong những trường hợp đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để dùng đúng liều lượng và cách chế biến.

Rate this post