Cách tẩy tế bào chết an toàn cho từng loại da

Khi tẩy tế bào chết cho da bằng phương pháp cơ học thì điều quan trọng là phải thực hiện nhẹ nhàng. Bạn có thể thực hiện chuyển động tròn nhỏ bằng ngón tay để tẩy tế bào chết, hoặc sử dụng dụng cụ tẩy tế bào chết mà bạn lựa chọn. Nếu bạn sử dụng cọ, hãy tạo những đường nét ngắn và nhẹ lên trên vùng da. Tẩy tế bào chết trong khoảng 30 giây và sau đó rửa sạch bằng nước ấm và không quá nóng hay quá lạnh. Tránh tẩy tế bào chết nếu trên da có những vết cắt, vết thương hở hoặc bị cháy nắng. Thoa kem dưỡng ẩm có chứa thành phần chống nắng sau khi tẩy tế bào chết.

3.1 Da khô

Đối với tình trạng da khô ráp hoặc bong tróc thì việc tẩy tế bào chết là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không nên lựa chọn phương pháp cơ học để tẩy da chết trên tình trạng da khô. Bởi vì quá trình này đang làm khô da và có thể dẫn đến các vết thương nhỏ. Acid alpha-hydroxy có hiệu quả đối với da khô.

Sản phẩm axit glycolic được khuyến khích sử dụng cho làn da khỏe mạnh, nó giúp loại bỏ các tế bào chết bám trên bề mặt da và. Theo đó, bạn hãy thoa kem chống nắng và sữa dưỡng ẩm sau khi sử dụng axit glycolic, nhằm tránh cho da dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

3.2 Da nhạy cảm

Tình trạng da nhạy cảm không nên sử dụng các phương pháp tẩy da chết cơ học đặc biệt là chà xát quá mạnh. Bởi vì sẽ gây kích ứng cho da thêm trầm trọng và có thể dẫn đến mẩn đỏ. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết bằng phương pháp hóa học và kèm theo các động tác massage nhẹ nhàng sau đó dùng khăn lau sạch. Đối với những làn da có mụn trứng cá, bạn cũng có thể thử lột da bằng axit salicylic tại các phòng khám chuyên khoa da liễu.

3.3 Da dầu

Da dầu hoặc da dày hơn có thể áp dụng phương pháp tẩy tế bào da chết bằng phương pháp cơ học. Tình trạng da nhờn có thể có thêm một lớp tích tụ trên bề mặt, vì vậy việc tẩy tế bào da chết bằng tay có thể loại bỏ được và đem lại hiệu quả cao. Massage nhẹ nhàng, thoa đều sản phẩm tẩy tế bào da chết theo chuyển động tròn để có kết quả tốt nhất.

Rate this post