Da bị cháy nắng phải làm sao? 8 cách chữa cháy nắng cho da hiệu quả

Da bị cháy nắng phải làm sao? 8 cách chữa cháy nắng cho da hiệu quả

Chăm sóc da đúng cách sau khi cháy nắng là việc rất quan trọng để giúp da phục hồi nhanh chóng và tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vậy da bị cháy nắng phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Da bị cháy nắng là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu bạn bị cháy nắng, hãy tham khảo các cách chữa cháy nắng sau để giúp da nhanh chóng phục hồi nhé!

1Tránh ánh nắng mặt trời

Khi cảm thấy da bị bỏng rát, hãy tìm bóng râm, mát để tránh ánh nắng trực tiếp ngay lập tức. Việc tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài có thể khiến tế bào da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc gây biến đổi gen, dẫn đến nguy cơ phát triển tế bào ung thư.

Vì vậy để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, bạn cần che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. [2]

Cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da

Cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da

2Làm mát cho da

Khi phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài hoặc bị cháy nắng ở mức độ nhẹ, bạn có thể làm mát bằng cách đắp khăn ướt lên vùng da bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp giảm cảm giác bỏng rát, khó chịu và giảm nguy cơ bong tróc da.

Ngoài ra, bạn có thể tắm với nước mát pha baking soda (khoảng 60g). Mẹo này sẽ giúp giảm đau, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi da. [3]

Chườm mát bằng khăn lạnh có thể giúp làm dịu vùng da bị cháy nắng

Chườm mát bằng khăn lạnh có thể giúp làm dịu vùng da bị cháy nắng

3Sử dụng kem dưỡng ẩm

Để giảm cảm giác khó chịu khi bị cháy nắng từ nhẹ đến trung bình, bạn nên sử dụng kem dưỡng ấm có tác dụng phục hồi da và bảo vệ da.

Kem dưỡng chiết xuất từ lô hội, đậu nành,… có tác dụng cung cấp đủ độ ẩm cho vùng da bị cháy nắng tránh khô ráp, bong tróc và giúp làn da nhanh chóng hồi phục. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm còn giúp cải thiện độ đàn hồi cho da, giúp da trông tươi trẻ và rạng rỡ hơn.

Bạn có thể bôi kem dưỡng lên vùng da bị ảnh hưởng 3 – 4 lần mỗi ngày. Để tăng hiệu quả làm mát, làm dịu vùng da cháy nắng, bạn có thể bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh trước khi thoa. [4]

4Uống nhiều nước

Khi da bị cháy nắng, lớp biểu bì của da bị tổn thương và mất nước, dẫn đến tình trạng da khô và căng rát. Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước đồng thời hỗ trợ phục hồi của da. Nước tinh khiết và nước trái cây tươi là lựa chọn hàng đầu để bổ sung nước cho cơ thể khi da bị cháy nắng. [5]

Uống đủ nước giúp làn da căng tràn sức sống và giải quyết tình trạng khô da

Uống đủ nước giúp làn da căng tràn sức sống và giải quyết tình trạng khô da

5Uống thuốc giảm đau NSAIDs

Khi bị cháy nắng nhiều giờ, vùng da tổn thương thường sưng, nóng, đỏ, đau, có thể bị bong tróc và nhiễm trùng gây viêm. Bạn nên cân nhắc dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như acetaminophen, aspirin, ibuprofen để giúp giảm đau, giảm sưng, tấy đỏ và khó chịu.

Nhóm thuốc NSAIDs có thể giúp da giảm đau, tẩy đỏ và chống viêm do cháy nắng

Nhóm thuốc NSAIDs có thể giúp da giảm đau, tẩy đỏ và chống viêm do cháy nắng

6Tránh tác động vào vết phồng rộp

Khi bị cháy nắng, da có thể xuất hiện các vết phồng rộp hoặc mụn nước trên những vùng bị tổn thương. Nếu vết phồng rộp này bị vỡ, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình phục hồi da.

Do đó, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để hạn chế tác động vào vùng da bị cháy nắng. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng băng gạc che nhẹ lên các vết phồng hoặc mụn nước để bảo vệ da và tránh diễn biến xấu hơn.

Bạn nên hạn chế tác động vào vùng da cháy nắng có hiện tượng phồng rộp, mụn nước

Bạn nên hạn chế tác động vào vùng da cháy nắng có hiện tượng phồng rộp, mụn nước

7Tránh các sản phẩm có benzocaine

Bạn không nên chữa cháy nắng bằng các sản phẩm có chứa benzocaine, vì có rất ít bằng chứng cho thấy thành phần này có hiệu quả điều trị cháy nắng. Ngược lại, benzocaine có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng trên da.

Bên cạnh đó, benzocaine có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp gọi là methemoglobin huyết. Tình trạng này khiến máu khó vận chuyển oxy, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, chóng mặt và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn nên xem xét yếu tố nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng sản phẩm chứa benzocaine

Bạn nên xem xét yếu tố nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng sản phẩm chứa benzocaine

8Tắm với các thành phần thiên nhiên

Sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch có khả năng giữ ẩm và cải thiện độ đàn hồi của da từ đó giúp hỗ trợ sự phục hồi cho da bị cháy nắng. Ngoài ra, bột yến mạch còn chứa các chất chống oxy hóa, axit amin giúp tăng cường quá trình tái tạo tế bào và ngăn ngừa lão hóa da.

Bạn có thể cho bột yến mạch đã xay vào túi hoặc tất. Sau đó thả vào bồn tắm và ngâm mình khoảng 20 phút để làm dịu vùng da bị tổn thương.

Bột yến mạch có tính chất chống viêm, giúp làm dịu và phục hồi da bị cháy nắng

Bột yến mạch có tính chất chống viêm, giúp làm dịu và phục hồi da bị cháy nắng

Sử dụng giấm

Giấm có tính chất làm mát tự nhiên và cũng có tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đau đớn trên da bị tổn thương. Ngoài ra, khi tắm với giấm, pH trên da sẽ được điều chỉnh ổn định, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn và nấm, giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

Giấm táo thường được sử dụng để chữa các trường hợp cháy nắng từ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Pha giấm táo và nước vào một bình xịt để xịt lên vùng da bị cháy nắng.
  • Nhúng khăn vào giấm, vắt khô và vỗ nhẹ lên vùng da bị cháy nắng.
  • Hòa giấm táo vào bồn nước ấm để tắm. [6]

Thoa giấm táo lên vùng da bị cháy nắng có thể làm dịu cảm giác đau và ngứa rát

Thoa giấm táo lên vùng da bị cháy nắng có thể làm dịu cảm giác đau và ngứa rát

Sử dụng baking soda hoặc tinh bột ngô

Baking soda và bột ngô đều có tính chất làm dịu và làm mát da, giúp giảm sự khó chịu và đau rát trên da bị cháy nắng. Đồng thời, hai loại bột này cũng có tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện quá trình phục hồi của da.

Ngoài ra, baking soda hay bột ngô còn có khả năng tẩy tế bào chết trên da, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bảo vệ da. Bạn có thể pha baking soda hoặc tinh bột ngô với nước để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó bôi lên vùng da bị cháy nắng.

Baking soda pha với nước có thể giúp giảm ngứa, giảm viêm vùng da bị cháy nắng

Baking soda pha với nước có thể giúp giảm ngứa, giảm viêm vùng da bị cháy nắng

9Làm dịu da bằng thực phẩm

Sử dụng cà chua

Cà chua có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin C và axit malic, có tác dụng làm dịu da bị cháy nắng, giảm sưng tấy và đau rát. Bạn có thể khắc phục tình trạng cháy nắng của da với quả cà chua bằng cách:

  • Cắt đôi cà chua và xoa nhẹ lên khu vực bị cháy nắng để làm dịu da.
  • Thêm 2 cốc nước ép cà chua vào bồn tắm nước lạnh để giúp làm mát và làm dịu da bị cháy nắng.
  • Cà chua kết hợp với sữa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bạn cần trộn 1/4 cốc nước ép cà chua với 1 cốc sữa và thoa lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu và giảm đau cho da.

Cà chua có thể giúp giảm đau và làm dịu vùng da bị cháy nắng

Cà chua có thể giúp giảm đau và làm dịu vùng da bị cháy nắng

Sử dụng dưa chuột

Dưa chuột là một giải pháp tuyệt vời để chữa cháy nắng. Dưa chuột cung cấp độ ẩm cho vùng da bị khô và mất nước do cháy nắng. Điều này giúp làm mát da và giảm cảm giác khó chịu.

Bạn có thể đắp trực tiếp lát dưa chuột lên các vùng da bị cháy nắng và cảm nhận được hiệu quả ngay tức thì. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền nát dưa chuột, trộn với sữa và bôi lên da để các tinh chất dễ dàng thẩm thấu vào bên trong giúp tái tạo làn da.

Dưa chuột có tác dụng làm mát giúp vùng da bị cháy nắng nhanh chóng hồi phục

Dưa chuột có tác dụng làm mát giúp vùng da bị cháy nắng nhanh chóng hồi phục

Sử dụng trà

Trà đen và trà xanh đều có tính chất làm dịu da và chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đau đớn trên da bị tổn thương do cháy nắng. Ngoài ra, trà cũng có khả năng hỗ trợ trong việc tái tạo tế bào da mới và làm giảm nếp nhăn trên da, giúp da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Có nhiều cách để làm dịu da bị cháy nắng bằng trà đen hoặc trà xanh, dưới đây là một số gợi ý:

  • Pha trà thật đặc và để trong tủ lạnh cho nguội, sau đó xịt lên vùng da bị cháy hoặc dùng khăn mềm ngâm vào trà và áp lên các vùng cháy nắng.
  • Bạn có thể cho 4 – 6 túi trà vào bồn nước mát rồi ngâm mình trong bồn để làm dịu và giảm cảm giác khó chịu trên da.

Trà xanh có thể giúp giảm sưng tấy và chống viêm trên da cháy nắng

Trà xanh có thể giúp giảm sưng tấy và chống viêm trên da cháy nắng

Sử dụng sữa tươi

Bạn có thể sử dụng sữa để làm dịu da bằng cách pha khoảng 3 lít sữa tươi vào bồn tắm nước ấm. Nếu bạn không muốn ngâm mình trong sữa hãy dùng miếng khăn mát ngâm trong sữa rồi thoa lên vùng da bị cháy nắng (có thể thay thế bằng sữa chua).

Làn da bị cháy nắng sẽ được làm mát và giảm đau ngay lập tức khi tiếp xúc với sữa. Hơn thế nữa, sữa còn là nguồn cung cấp protein, vitamin, chất béo,… các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phục hồi da sau khi bị tổn thương.

Tắm với sữa tươi giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da

Tắm với sữa tươi giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da

Sử dụng lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và protein giúp làm dịu và tái tạo tế bào da mới. Ngoài ra, lòng trắng trứng còn có khả năng hấp thụ dầu và bã nhờn trên da, giúp da được làm sạch và thông thoáng hơn.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tách lòng trắng trứng, sau đó thoa lên lớp da bị cháy, để khoảng 15 – 20 phút và sau đó rửa sạch với nước. Đây là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để giúp làm dịu và hồi phục vùng da bị cháy nắng.

Lòng trắng trứng có thể giúp làm dịu và hồi phục vùng da cháy nắng

Lòng trắng trứng có thể giúp làm dịu và hồi phục vùng da cháy nắng

Sử dụng mật ong

Bạn có thể sử dụng mật ong để làm dịu da bị cháy nắng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy và để khoảng 15 – 20 phút. Ngoài ra, bạn có thể trộn mật ong với nước cốt chanh theo tỷ lệ 80/20 hoặc trộn với sữa theo tỉ lệ 50/50.

Mật ong có tính chất làm mát, làm dịu và kháng khuẩn, giúp làm giảm đau rát và thúc đẩy quá trình phục hồi của da. Nước cốt chanh cũng có tính chất làm mát và làm dịu da, giúp giảm việc ngứa và tạo cảm giác sảng khoái trên da.

Mật ong giúp làm tăng quá trình phục hồi da bị tổn thương do cháy nắng

Mật ong giúp làm tăng quá trình phục hồi da bị tổn thương do cháy nắng

10Bảo vệ làn da đến khi lành lại

Bạn hãy chăm sóc và bảo vệ làn da bị cháy nắng thật cẩn thận cho đến khi lành hoàn toàn bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, bôi kem chống nắng thường xuyên, mặc áo chống nắng, che chắn làn da trước khi ra ngoài,… Bạn nên sử dụng quần áo với sợi vải được dệt chặt, đảm bảo không còn kẽ hở nào để ánh nắng xuyên qua.

Bạn nên chăm sóc làn da bị cháy nắng thật cẩn thận cho đến khi lành hoàn toàn

Bạn nên chăm sóc làn da bị cháy nắng thật cẩn thận cho đến khi lành hoàn toàn

11Các lưu ý khi chữa cháy nắng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chữa cháy nắng, bạn nên cân nhắc:

  • Không sử dụng dầu bôi trơn để chữa da cháy nắng: Các loại dầu này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ mụn và viêm da.
  • Không chườm đá hoặc túi nước đá lên vùng da bị cháy nắng: Tác động lạnh đột ngột lên vùng da bị tổn thương có thể làm giảm lưu thông máu và hạ nhiệt độ cơ thể. Điều này khiến cho tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn và tạo ra các vết sưng tấy.
  • Không làm vỡ mụn nước nếu có: Việc vỡ mụn có thể gây ra các tổn thương mới trên da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không gãi hoặc cố gắng bóc lớp da bị bong tróc: Việc cố gắng bóc lớp da tróc sẽ gây ra đau rát, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát trên phần da cháy nắng: Mục đích để giảm sự cọ xát giữa quần áo và da, tránh đau rát kích ứng cản trở quá trình hồi phục của da. [7] [8]

Bạn không nên chườm đá lạnh lên vùng da bị cháy nắng

Bạn không nên chườm đá lạnh lên vùng da bị cháy nắng

12Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu bị cháy nắng và có những dấu hiệu sau đây, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ về y tế từ bác sĩ hay chuyên gia y tế sớm nhất:

  • Đau nhức nghiêm trọng hoặc cảm giác ngứa trên vùng da bị cháy nắng.
  • Da bị phồng rộp, sưng tấy hoặc nổi mẩn.
  • Nhiệt độ cơ thể cao (trên 38 độ C).
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Bị chuột rút.

Nếu bạn bị cháy nắng kèm sốt cao, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm nhất

Nếu bạn bị cháy nắng kèm sốt cao, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm nhất

Các bệnh viện uy tín

Nếu bạn có các dấu hiệu của cháy nắng hoặc triệu chứng không được cải thiện sau khi chữa trị tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế sớm để điều trị kịp thời và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Một số bệnh viện da liễu uy tín:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Gia An 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc,…

Bạn nên thăm khám các chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách

Bạn nên thăm khám các chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách

13Phòng ngừa cháy nắng

Mặc quần áo có khả năng chống tia UV

Các loại quần áo được thiết kế đặc biệt với chất liệu và công nghệ tiên tiến giúp hạn chế tia UV từ ánh sáng mặt trời xâm nhập vào da của bạn, cụ thể:

  • Bạn nên chọn các loại quần áo có chỉ số chống tia cực tím (UPF) trên nhãn.
  • Tránh các loại vải có kiểu dệt thưa hoặc hở, chẳng hạn như vải ren.
  • Màu tối có khả năng chống tia UV tốt hơn màu sáng.
  • Quần áo khô ráo chống nắng tốt hơn quần áo ướt.
  • Quần áo dài tay sẽ giúp che phủ cơ thể toàn diện hơn. [9]

Áo chống nắng có thể giúp bảo vệ da bạn không bị cháy nắng

Áo chống nắng có thể giúp bảo vệ da bạn không bị cháy nắng

Đeo kính râm, mũ và giày chống nắng

Đeo kính râm, mũ và giày chống nắng là cách hiệu quả để bảo vệ da và mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, cụ thể:

  • Đeo kính râm: Ánh sáng mặt trời có thể gây tổn thương cho mắt, gây ra các vấn đề như viêm kết mạc hoặc thoái hóa điểm vàng. Đeo kính râm có khả năng chống tia UV giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của ánh sáng mặt trời lên mắt.
  • Đội mũ: Đội mũ rộng vành giúp bảo vệ tai, đầu, cổ và mặt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Bạn nên tránh các mũ bóng chày hoặc mũ rơm có lỗ vì những loại mũ này có thể không hiệu quả trong việc bảo vệ bạn khi ở ngoài trời.
  • Giày chống nắng: Hãy chọn giày chống nắng để bảo vệ da vùng chân. Nếu bạn đi dép hay dép xỏ ngón, hãy nhớ thoa kem chống nắng hoặc mang vớ để bảo vệ da chân.

Khi đi ra ngoài cần che chắn kỹ cho tất cả các vùng da để tránh bị cháy nắng

Khi đi ra ngoài cần che chắn kỹ cho tất cả các vùng da để tránh bị cháy nắng

Sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và giảm thiểu nguy cơ bị bỏng nắng, ung thư da và lão hóa da. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng kem chống nắng hiệu quả:

  • Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Tránh các thành phần gây dị ứng cho da.
  • Bôi kem chống nắng thường xuyên, đủ lượng và đúng cách. [9]

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những mẹo chữa cháy nắng hiệu quả tại nhà. Nếu vùng da bị tổn thương do cháy nắng không cải thiện sau nhiều ngày điều trị, bạn hãy tới các chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ tư vấn kịp thời nhé!

Rate this post