Tụ cầu là một loại vi khuẩn có thể gây viêm nang lông với đặc điểm là những mụn mủ xuất hiện tại các lỗ chân lông. Những mụn này có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở bất kỳ vùng da nào (ngoại trừ lòng bàn chân và tay).
Những điểm khác biệt của viêm nang lông gây ra bởi tụ cầu với các bệnh khác:
- Là tình trạng viêm nông tại lỗ chân lông, xuất hiện chủ yếu ở vùng cằm, lưng, trán, gáy, đầu
- Ở giai đoạn đầu lỗ chân lông có thể sưng to, màu đỏ, chạm vào có cảm giác đau. Về sau xuất hiện mụn nhỏ và quầng viêm ở quanh chân lông. Sau vài ngày mủ sẽ khô và để lại vảy tiết. Tuy nhiên, khi phải bong sẽ không để lại sẹo (ngoại trừ mụn ở vùng da đầu hay gặp ở trẻ em có thể để lại sẹo nhỏ và trụi tóc).
Cách điều trị trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng cồn i-ốt để sát khuẩn vùng da bị mụn hoặc dung dịch xanh methylen 1%. Có thể bôi mỡ fucidin, mỡ chloroxid 1%, mỡ bactroban cũng mang lại tác dụng hiệu quả.
Ngoài ra, các trường hợp nhiễm tụ có vàng có thể mắc viêm nang lông sâu. Nguyên nhân bởi loại vi khuẩn này có chứa độc tố cao, do đó gây ra tình trạng viêm dai dẳng và dễ tái phát. Vùng da dễ nhiễm bệnh bao gồm: mép, cằm, ria tóc, gáy, đầu. Ở những ngày đầu tại các lỗ chân lông bị viêm có mùi bao quanh, sau vài ngày người bệnh bị nhiễm khuẩn ngày càng sâu vào lan rộng tạo thành các mụn rải rác hoặc các đám với đặc điểm: mụn cứng, màu đỏ.
Phương pháp điều trị với những người nhiễm tụ cầu vàng: sử dụng iốt hoặc dung dịch xanh methylen 1% để sát khuẩn theo vùng mụn. Sau đó dùng thuốc mỡ kháng sinh penicillin, oxyd vàng thuỷ ngân 10%, chloroxid 1%, mỡ fucidin, mỡ bactroban. Nếu tình trạng nhiễm khuẩn của bạn không có dấu hiệu giảm có thể kết hợp uống kháng sinh dạng viên, thuốc giảm đau, vitamin C và B, thuốc chống viêm. Để mủ không lan sang các vùng da lân cận, bạn không nên chà xát mạnh làm vỡ mủ.
Đinh nhọt là một loại viêm nang lông nhưng gây ra bởi độc tố vi khuẩn mạnh gây viêm toàn bộ nang lông. Tình trạng viêm có thể làn da xung quanh gây hoại tử, mụn có ngòi bao gồm: xác bạch cầu và tế bào. Khi mới nổi chúng chỉ là các u cứng, màu đỏ, sờ thấy đau, khi u mềm sẽ có ngòi và tạo mủ. Thời gian có thể nặn mủ từ 8 đến 10 ngày sau khi nhọt xuất hiện. Lưu ý khi nặn, nhọt phải mềm nhũn, nặn hết ngòi. Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện hạch đau ở vùng gần nhọt và bị sốt. Cuối cùng xuất hiện hậu bối do tụ cầu vàng gây viêm hoại tử. Đặc điểm nhận dạng là một cụm tính nhọt, thường thấy ở xương cùng hoặc giữa hai bả vai. Bệnh nhân bị hậu bối có thể bị nhiễm khuẩn huyết sốt cao, hoại tử ở vùng mông và xương, trường hợp nặng có thể gây thủng mạch máu dẫn đến chảy máu ồ ạt.
Cách điều trị đinh nhọt: Khi nhọt mới xuất hiện không được nặn mà chỉ nên sử dụng iot hoặc dung dịch sát khuẩn chấm vào vùng da nổi mụn. Nếu mụn vỡ nên nặn hết ngòi, bạn có thể dùng dung dịch oxy già thuốc sát khuẩn hoặc thuốc kháng sinh có tác dụng với tụ cầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp dùng thêm thuốc giảm đau, vitamin C để nâng cao thể trạng. Bạn cần thay băng hàng ngày để tình trạng nhiễm khuẩn không lan rộng.
Nhọt ổ gà là một loại viêm nang lông kết hợp với viêm tuyến mồ hôi, xuất hiện chủ yếu dạng các túi mủ ở vùng nách. Người bệnh có thể sờ thấy cục mụn trong hố nách. Khi mới nổi mụn thường cứng, càng về sau càng mềm và cuối cùng là vỡ mủ. Người mắc một ổ gà sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần, thường gặp nhất là vào mùa hè.
Cách điều trị mụn ổ gà bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn tại chỗ, thuốc kháng sinh dạng tiêm hoặc uống. Nếu người bệnh có nhiều mụn viêm xơ cần tiến hành chích nặn mủ.