Thứ Tự Sử Dụng Các Bước Dưỡng Da

Chắc chắn sang độ tuổi trưởng thành, ai ai cũng đều bắt đầu tìm hiểu về cách chăm sóc da cũng như các sản phẩm chăm sóc da liên quan đến các vấn đề cũng như tình trạng da của mình. Thế nhưng, liệu bạn có đang sử dụng đúng cách? Bạn có biết sản phẩm nào dùng trước sản phẩm nào dùng sau để các sản phẩm dưỡng da được phát huy công dụng tốt chưa? Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả mọi thứ về quy trình dưỡng da giúp các bạn hiểu thêm nhé!

Một trong các câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất là trình tự sử dụng các bước dưỡng da thế nào, nhất là khi các bạn có dùng các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào độ pH (Vitamin C, BHA, AHA…) hoặc các sản phẩm điều trị (tea tree oil…). Thật ra thứ tử sử dụng các bước dưỡng được áp dụng gần như 90% với 3 quy tắc cơ bản:

  • Quy tắc 1: Luôn giữ thứ tự cơ bản
  • Quy tắc 2: Quy tắc apply LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU
  • Quy tắc 3: Quy tắc apply các sản phẩm “Actives” – Treatment và các sản phẩm phụ thuộc độ pH

Ba quy tắc cơ bản trong thứ tự sử dụng Skincare

Quy tắc 1: Luôn giữ THỨ TỰ CƠ BẢN sau

  1. Cleansers / Làm sạch (bao gồm tẩy trang, double cleansing, rửa mặt bằng các loại wipes (khăn giấy ướt) hay dụng cụ rửa mặt (máy rửa mặt, bông rửa mặt…)
  2. Toners (toner làm sạch)
  3. Actives (Nếu có)
  4. Serum
  5. Moisturizers – Oil / Dưỡng ẩm – Dầu dưỡng ẩm
  6. Eye Cream – Lip moisturizers / kem mắt – dưỡng môi
  7. Sunscreen / Chống nắng

Quy tắc 2: Quy tắc LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU

Quy tắc này áp dụng gần như 90% trình tự dưỡng da của bạn. Lý do các sản phẩm dày đặc mà dùng trước thì các sản phẩm lỏng mỏng không thể thấm sau đó được.

*** Lưu ý riêng về dưỡng ẩm:

Dưỡng ẩm nên là bước cuối cùng (trước chống nắng). Trong các sản phẩm dưỡng ẩm của bạn, một số loại sẽ có thành phần thuộc nhóm “occlusive agents” (từ mỏng đến dày có silicone, jojoba oil, petrolatum, mineral, lanolin, shea butter) là các thành phần khóa ẩm, ngăn không cho nước bóc hơi khỏi da. Các thành phần này tốt vì có thể khóa ẩm được cho da của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ tạo một lớp màn bảo vệ làm các sản phẩm sau nó rất khó thấm vào da. Các sản phẩm này đa số là nó ở dạng kem dày, đặc.

Với các sản phẩm có khả năng cấp nước, dưỡng ẩm (hydrating/moisturizing), bạn cũng cứ theo quy tắc này mà sử dụng

***Lưu ý về Kem chống nắng – luôn là bước cuối cùng

Bạn có thể mix serum với dưỡng ẩm, thêm oil vào dưỡng ẩm nhưng với chống nắng thì tuyệt đối không được mix gì trừ khi là một kem chống nắng khác (hoặc một dưỡng ẩm có chống nắng).

Với kem chống nắng, nên chờ cho kem khô một tí hoặc chờ một vài phút trước khi bạn trang điểm. Vì các thành phần chống nắng cần giữ nguyên để phát huy tối đa tác dụng, khi bạn mix với bất cứ thứ gì thì chúng không chỉ làm thay đổi thành phần của kem mà còn làm thay đổi khả năng chống lại tia UV của sản phẩm

=> TÓM LẠI, HÃY TUÂN THỦ QUY TẮC LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU.

Quy tắc 3: Quy tắc sử dung các sản phẩm “Actives”

Làm thế nào để thêm các sản phẩm “ACTIVES” – Treatment và các sản phẩm được cho là phụ thuộc độ pH (BHA, AHA, Vitamin C…) – vào quy trình dưỡng da của bạn

Đây là một câu hỏi được rất nhiều bạn hỏi, nhất là các bạn hay bị mụn, chúng ta bôi đặc trị hay bước trị mụn ở bước nào, chúng ta dùng BHA, AHA hay retinol hay cả Vitamin C thế nào!?

“Actives” là từ mà nhìn trong bảng thành phần nếu có thành phần active bạn sẽ thấy được ghi riêng, có nồng độ rõ ràng. Đây là các thành phần được cho là sẽ gây ra tác động mạnh, trực tiếp, thấy rõ trên da của bạn.

*** Thông thường các bạn sẽ gặp các Treatment (đặc trị) như Benzoyl peroxide hay tea tree oil (các spot treatment) thậm chí các thành phần làm trắng sáng da như hydroquinone và các chất phụ thuộc pH như các chất chống oxi hóa Vitamin C (LAA – L-ascorbic acid), Vitamin A (retinoids như là retinol hay tretinoin), và các axit như Alpha Hydroxy Acid (AHA), Beta Hydroxy Acid (BHA), và Polyhydroxy Acid (PHA).

Với các sản phẩm trị mụn (Tea tree oil, Gel trị mụn không phụ thuộc độ pH)

Bạn có thể dùng TRƯỚC hoặc SAU serum hay dưỡng ẩm đều được. Nếu chấm hoặc thoa vùng cần trị TRƯỚC serum hay kem dưỡng ẩm (thứ tự có thể là TREATMENT – SERUM – DƯỠNG ẨM hoặc SERUM – TREATMENT – DƯỠNG ẨM) thì bạn phải chờ cho đến khi bước treatment này khô hẳn rồi mới thoa các bước còn lại.

Nếu muốn đặc trị phát huy hết tác dụng của nó thì bạn nên dùng TRƯỚC sẽ tốt hơn dùng sau, còn muốn giảm độ mạnh của đặc trị thì dùng SAU (thứ tự sẽ là SERUM – DƯỠNG ẨM – TREATMENT – CHỐNG NẮNG) nhé!

Hãy nhớ 3 quy tắc cơ bản: TRÌNH TỰ PHỔ BIẾN + LỎNG TRƯỚC ĐẶC SAU + LƯU Ý VỀ “ACTIVES”

->> Nhiều khi đơn giản hóa là 1 bước lui hiện quả

Không phải cứ sử dụng nhiều các sản phẩm mạnh tốt thì lúc nào cũng hiệu quả. Nhiều khi bạn tự hỏi mình dùng đủ cả C, AHA, BHA, Retinoids…tại sao da vẫn không đẹp. Câu hỏi là da bạn có thật sự hấp thụ và hấp thụ đủ các thành phần này không? Hay bạn đang ép da quá?… Lúc đó, lời khuyên của mình là hãy đơn giản hóa lại, hãy chừa không gian cho ít nhất 1 sản phẩm của bạn hấp thụ vào da và hãy cho thời gian để nhìn thấy hiệu quả ấy. Nhiều khi bạn chỉ cần SERUM + DƯỠNG ẨM mà da bạn sau đó sẽ khỏe, và đẹp ra. Hãy nhớ, da chúng ta có cơ chế ự phục hồi, như một vết thương sau một thời gian dù không bôi thuốc gì nhiều vẫn sẽ cố gắng lành, hãy giữ cho da khỏe, da sẽ tự đẹp.

Gợi ý Quy trình dưỡng da

Dành cho Da thường và Da nhạy cảm

Nhóm 1: Morning routine (Ban ngày)

  • Làm sạch bằng Sữa rửa mặt
  • Tẩy da chết và mặt nạ (tuần 2 lần bao gồm cả buổi tối)
  • Nước cân bằng da
  • Gel dưỡng mắt
  • Serum dưỡng da
  • Kem dưỡng da
  • Kem chống nắng

Nhóm 2: Evening routine (Ban đêm)

  • Làm sạch bằng Sữa rửa mặt
  • Tẩy da chết và mặt nạ (tuần 2-3 lần bao gồm cả buổi sáng)
  • Nước cân bằng da
  • Gel dưỡng mắt
  • Serum dưỡng da
  • Kem dưỡng da

Dành cho Da mụn

Nhóm 1: Morning routine (Ban ngày)

  • Làm sạch bằng Sữa rửa mặt
  • Tẩy da chết và mặt nạ (tuần 2 lần bao gồm cả buổi tối)
  • Nước cân bằng da
  • Gel trị mụn
  • Gel dưỡng mắt
  • Serum dưỡng da
  • Gel dưỡng ẩm
  • Kem chống nắng

Nhóm 2: Evening routine (Ban đêm)

  • Làm sạch bằng Sữa rửa mặt
  • Tẩy da chết và mặt nạ (tuần 2-3 lần bao gồm cả buổi sáng)
  • Nước cân bằng da
  • Gel trị mụn
  • Gel dưỡng mắt
  • Serum dưỡng da
  • Gel dưỡng ẩm

Rate this post