Sau khi loại bỏ nhân mụn, da mặt đã bị tổn thương nghiêm trọng nên nếu không được chăm sóc kịp thời, vết thương rất dễ hình thành nên sẹo lồi, sẹo lõm hoặc thâm sẹo. “Làm sao để phục hồi da sau mụn hiệu quả nhất?” chính là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu vẫn còn đang thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 thói quen giúp bạn cải thiện làn da sau khi nặn mụn vô cùng đơn giản.
Nguy cơ tổn thương da sau mụn
Mụn là dấu hiệu cho thấy làn da đang bị viêm nhiễm. Do vốn dĩ vị trí mọc mụn đã bị tổn thương nên chỉ cần một tác động nhỏ chủ quan hoặc khách quan cũng có thể gây ra những tổn thương lâu dài cho da mặt như:
Thâm mụn
Thâm mụn là tổn thương phổ biến nhất sau khi nặn mụn. Trong quá trình làm lành miệng vết thương, làn da sẽ vô tình tăng cường sản sinh chất melanin. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến làn da xuất hiện nhiều vết thâm, sạm nám. Tuy nhiên, vết thâm mụn có thể biến mất sau 3 tháng – 2 năm khi làn da thay tế bào chết nhiều lần.
Sẹo mụn
Có 3 loại sẹo mụn thường gặp nhất là sẹo lượn sóng, sẹo hình hộp và sẹo chân đá. Sẹo mụn khiến làn da trở nên sần sùi, gồ ghề, thô ráp thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Khác với thâm mụn, sẹo mụn chỉ có thể mờ dần đi chứ không thể biến mất hoàn toàn.
Nhiễm trùng
Về cơ bản, sau khi nặn mụn, người bệnh đã vô tình tạo ra một vết thương hở trên bề mặt biểu bì. Đây chính là môi trường thích hợp để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Vì vậy, nếu không được làm sạch đúng cách, vết thương sẽ tiếp tục nhiễm trùng, sưng tấy, tạo mủ, thậm chí là nghiêm trọng hơn ban đầu.
Lỗ chân lông to
Nặn mụn nhiều lần khiến lỗ chân lông bị chai sần, giãn nở và mất khả năng đàn hồi. Điều này không chỉ khiến da mặt trở nên thô hơn, ít săn chắc hơn, dễ lão hóa da và nguy cơ mụn quay trở lại là rất cao.
4 phương pháp phục hồi da sau mụn cực hiệu quả
Đến nay, dù đã có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da mặt được sản xuất và bày bán rộng rãi nhưng nhiều người vẫn trung thành với những phương pháp phục hồi da sau mụn. Không thể phủ nhận được rằng chỉ bằng những nguyên liệu vô cùng quen thuộc có trong căn bếp của mỗi gia đình, bạn có thể cải thiện làn da sau khi điều trị mụn cho kết quả đáng kinh ngạc đến vậy. Hãy tìm hiểu ngay 4 phương pháp sau:
Gel lô hội
Lô hội hay còn được biết đến là cây nha đam, được trồng nhiều trong sân, vườn của nhiều gia đình, vừa có tác dụng trang trí, vừa là bí quyết làm đẹp da rất tốt. Trong gel lô hội có thành phần kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu các triệu chứng do kích ứng da.
Cách làm cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần rửa sạch lô hội, cắt bỏ phần vỏ ngoài và lọc lấy phần thịt bên trong. Với phần thịt nha đam, bạn rửa sạch với nước muối rồi xay nhuyễn dùng để đắp mặt. Mỗi tuần, bạn thực hiện từ 2 – 3 lần là có thể cải thiện đáng kể tình trạng thâm mụn.
Tinh dầu tràm trà
Tình dầu tràm trà nổi tiếng với khả năng chống viêm, làm mờ các vết thâm mụn, vết muỗi đốt. Tuy nhiên, bạn không nên nhỏ trực tiếp tinh dầu tràm trà nên da vì nó sẽ gây bỏng da, rát da. Tốt nhất, bạn nên pha loãng với nước theo tỷ lệ 1 : 1. Sau đó, dùng bông sạch thấm tinh dầu và chấm lên mụn, giữ nguyên trong 5 – 10 phút.
Mật ong
Mật ong vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa giảm kích ứng đối với da nhạy cảm. Mật ong rất lành tính nên bạn có thể bôi trực tiếp lên da hoặc trộn với các nguyên liệu khác như: Lòng trắng trứng gà, nghệ tươi,… để tăng khả năng dưỡng da.
Nghệ tươi
Chẳng phải vô tình mà nhiều nhà sản xuất thêm thành phần bột nghệ vào trong các sản phẩm dưỡng da, trị mụn. Bôi bột nghệ tươi vào các vết sẹo, vết thâm đã được các bà, các mẹ áp dụng từ rất lâu đời. Nguyên nhân là do bột nghệ có khả năng làm mát da, làm dịu vết ngứa rát và giảm sưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Cần lưu ý gì khi phục hồi làn da sau mụn?
Để rút ngắn thời gian phục hồi da sau mụn và đạt được kết quả như ý muốn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không chạm tay nên mặt: Bàn tay của con người chứa cả một hệ sinh thái vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên tránh chạm tay nên mặt để hạn chế nhiễm trùng và lây lan vi khuẩn.
- Hạn chế trang điểm: Các cặn trang điểm sẽ vô tình lấp đầy các vết thương, khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây mụn trở lại.
- Không tẩy tế bào chết: Da mặt sau khi nặn mụn vốn dĩ đã rất mỏng manh nên tẩy tế bào chết cho da có thể làm da bị kích ứng dữ dội.
- Che nắng cẩn thận: Ngay sau khi nặn mụn hoặc sau khi sử dụng nha đam và nghệ tươi, bạn nên che nắng cẩn thận bằng mũ hoặc khẩu trang. Nghệ và nha đam rất bắt nắng nên da của bạn sẽ trở nên sạm nám hơn, thậm chí là hình thành sẹo thâm.
4 thói quen đơn giản phía trên sẽ giúp bạn phục hồi da sau mụn trở nên trắng trẻo, mịn màng. Còn chần chừ gì mà không thực hiện ngay để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp