Làn da không ngừng tái tạo cộng thêm sự tác động của các yếu tố bên ngoài chính là lý do bạn cần tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Với giá thành, công dụng cũng như thành phần khá lành tính, gel tẩy tế bào chết là lựa chọn được nhiều tín đồ làm đẹp tin dùng. Để có được hiệu quả tối đa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng gel tẩy tế bào chết da mặt đúng chuẩn trong bài viết sau.
1. Gel tẩy tế bào chết là gì?
Tẩy tế bào chết là bước loại bỏ lớp tế bào già hoá trên da bằng việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chuyên dụng. Những tế bào này nếu không được loại bỏ sẽ cùng bụi bẩn, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, là nguyên nhân hình thành mụn.
Các dạng tẩy tế bào chết bao gồm tẩy tế bào chết cơ học (hay còn gọi là tẩy tế bào chết vật lý) và loại bỏ tế bào chết hoá học, nó được xem là bước làm sạch nâng cao mà phái đẹp không thể bỏ quả.
Gel tẩy tế bào chết vật lý là sản phẩm có khả năng đánh bay lớp sừng già cỗi được điều chế dạng gel, thuộc nhóm tẩy tế bào chết cơ học.
Đa phần các sản phẩm này thường chiết xuất từ thành phần thiên nhiên như nha đam, bạch quả, dầu hạnh nhân, trà xanh, hương thảo, khá lành tính, hoạt động trên da ở lớp ngoài cùng theo cơ chế chà xát.
2. Hướng dẫn sử dụng gel tẩy tế bào chết
Đối với sản phẩm dành cho da mặt, chuyên gia chia sẻ cách dùng gel tẩy da chết gồm những bước sau:
2.1. Bước 1 – Làm giãn nở lỗ chân lông
Đây còn được gọi là bước xông da. Bạn có thể rửa mặt với nước sạch, ấm để làm giãn nở, thông thoáng lỗ chân lông đồng thời giúp loại bỏ một phần bã nhờn, bụi bẩn trên da và khiến quá trình tẩy tế bào chết hiệu quả hơn
2.2. Bước 2 – Tẩy trang
Dù bạn có trang điểm hay không thì tẩy trang vẫn là bước không thể thiếu. Không có yêu cầu đặc biệt nào về bước tẩy trang khi thực hiện tẩy tế bào chết. Bạn chỉ cần tẩy trang nhẹ nhàng với các loại tẩy trang bạn vẫn thường xuyên dùng.
2.3. Bước 3 – Làm sạch da
Rửa mặt với sản phẩm sữa rửa mặt mà bạn vẫn thường sử dụng.
2.4. Bước 4 – Tẩy da chết
Ở bước này, bạn sử dụng một lượng vừa đủ gel tẩy tế bào chết thoa đều lên da, sau đó massage một cách nhẹ nhàng để lấy đi tế bào già cỗi, bong tróc trên da.
2.5. Bước 5 – Làm sạch da lần nữa
Bước tiếp theo trong quá trình loại bỏ tế bào chết là làm sạch sản phẩm cùng lớp da chết bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn bông sạch. Hoặc bạn cũng có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm rồi từ từ rửa sạch lớp tế bào sừng trên da mặt. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích làm như vậy vì có thể lớp da bong tróc cùng lớp gel không được rửa sạch hoàn toàn.
2.6. Bước 6 – Tiếp tục quy trình chăm sóc da
Sau khi tẩy tế chết, làn da rất có thể đã mất đi độ ẩm vốn có nên sẽ dễ bị khô. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn có thể sử dụng mặt nạ dưỡng da sau khi thoa toner. Và tiếp đến, hãy thực hiện đầy đủ các bước tinh chất – kem dưỡng ẩm cần có mỗi lần chăm da.
Lưu ý: Các chuyên gia da liễu đầu ngành cho rằng chỉ nên tẩy tế bào chết cơ học tối đa 2 lần/tuần và không chà xát quá mạnh để đảm bảo da không bị tổn thương và chảy xệ.
3. Có nên dùng gel tẩy tế bào chết không?
Mặc dù gel tẩy tế bào chết nói riêng và các sản phẩm loại bỏ tế bào chết cơ học nói chung đang được sử dụng khá phổ biến nhưng chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
3.1. Không thể làm sạch sâu
Các sản phẩm tẩy da chết cơ học chỉ có thể làm sạch trên bề mặt da mà không có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông – nơi tích tụ bụi bẩn, bã nhờn – nguyên nhân gây mụn, bít tắc lỗ chân lông.
3.2. Dễ gây tổn thương da
Trong quá trình sử dụng, rất có thể chỉ với một vài động tác chà xát quá mạnh cũng sẽ khiến làn da bị tổn thương, mẩn đỏ. Đặc biệt đối với các loại tẩy da chết dạng hạt (scrub), tình trạng này càng dễ xảy ra. Với làn da nhạy cảm, tẩy tế bào chết vật lý được chuyên gia nhận định là không phù hợp vì có thể khiến vấn đề nhạy cảm trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là làm tổn thương da.
3.3. Bào mòn da
Do cơ chết hoạt động trên bề mặt với phương pháp làm sạch bằng lực tác động, tẩy da chết cơ học sẽ dễ khiến da mỏng hơn, yếu hơn nếu bạn không thực hiện đúng cách hoặc sử dụng quá số lần cho phép. Đồng thời, phương pháp này còn làm ảnh hưởng ít nhiều đến hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da.
4. Cách dùng gel tẩy tế bào chết da mặt
Cảm giác chung sau khi sử dụng các cách dùng gel tẩy da chết là cảm giác khô da, căng tức. Nếu bạn không cấp ẩm kịp thời, làn da sẽ trở nên thô ráp, bong tróc, thậm chí là xảy ra các tình trạng kích ứng.
Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hoá học có chứa thành phần như AHA/BHA lại có thể khắc phục hoàn toàn những điểm yếu chúng tôi vừa liệt kê ở trên. Đồng thời, bạn có thể sử dụng loại bỏ tế bào chết hoá học cho cả làn da nhạy cảm, da mụn, dùng hằng ngày và không cần rửa lại với nước
Đối với thành phần AHA: Hoạt động trên bề mặt da, có khả năng tan trong nước giúp lấy đi toàn bộ tạp chất, tế bào sừng hóa. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra AHA có khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hoá, hỗ trợ da giữ ẩm một cách đáng kể, là lựa chọn thông minh cho làn da đang đối mặt với các dấu hiệu lão hoá.
Đối với thành phần BHA: Là hoạt chất tan trong dầu có sức mạnh làm sạch sâu, kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện tình trạng lỗ chân lông to, ngăn ngừa mụn hình thành. Thêm vào đó, BHA – dẫn xuất aspirin cũng có tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình xử lý mụn, bài viết trên đã lý giải được một phần nào về cách dùng gel tẩy da chết.
Paula’s Choice khuyên bạn nên sử dụng loại bỏ tế bào chết hoá học chứa AHA/BHA hằng ngày sau bước toner để làn da luôn mềm mại, mịn màng và rạng rỡ.
Quy trình chăm sóc da khi sử dụng các sản phẩm loại bỏ tế bào chết hoá học (Exfoliant):
Như vậy, Paula’s Choice đã hướng dẫn bạn cách dùng gel tẩy tế bào chết da mặt. Đừng quên thực hiện đúng, đủ bước để có hiệu quả, đồng thời cân nhắc sử dụng sản phẩm loại bỏ tế bào chết phù hợp, an toàn với làn da nhé! Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc nào về cách dùng tẩy tế bào chết da mặt hoặc các vấn đề khác trong quá trình chăm sóc da, liên hệ với Paula’s Choice Việt Nam theo hotline 1900 6409 hoặc 0973 78 2001 để được tư vấn ngay.