Một số trẻ sơ sinh bị vàng da sau khi sinh do trẻ sơ sinh có tốc độ phá vỡ hồng cầu nhanh hơn, dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Gan của trẻ sơ sinh còn chưa đủ lớn để xử lý hết lượng bilirubin bổ sung đó. Tuy nhiên, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi sau một tuần và không cần điều trị.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh do không nhận đủ sữa mẹ nên không nhận đủ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến tăng hấp thu bilirubin trong ruột và dẫn đến tích tụ làm vàng da.
>>> Tìm hiểu: Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh: Bạn đã hiểu đầy đủ và chi tiết?
Cách ngăn ngừa vàng da
Vậy làm sao để da hết vàng? Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng vàng da hiệu quả, bạn cần điều chỉnh:
- Quản lý căng thẳng: Thực hành thiền, tập yoga cân bằng tâm trạng và cuộc sống.
- Đi khám bác sĩ: Đối với vàng da bất thường và nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
- Chế độ sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không tiêu thụ nhiều lượng rượu bia quá mức, rèn luyện thể dục thể thao.
- Quy trình chăm sóc da đúng cách: Luôn làm sạch da, cung cấp độ ẩm bằng serum, sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.
- Ăn uống lành mạnh: Da vàng thường do thiếu máu hoặc thiếu vitamin. Bạn cần cải thiện chế độ ăn uống của mình với rau xanh, thịt và ngũ cốc, sữa, cá béo và trái cây nhiều màu sắc. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin qua thực phẩm chức năng.
Không hẳn chỉ da bị vàng là thiếu chất gì mà nó còn có thể là biểu hiện tình trạng của bệnh lý khác. Hy vọng bạn đọc nhận biết một số nguyên nhân để từ đó có các ngăn ngừa vàng da cho mình.