Ăn bún có béo không? Những lưu ý giúp bạn ăn bún mà không lo béo

Bên cạnh phở, bún là một món ăn thường ngày đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn được nhiều người yêu thích và ăn thường xuyên. Thậm chí, nhiều người còn đưa bún vào trong thực đơn giảm cân của mình. Vậy ăn bún có béo không? Ăn bún có giúp giảm cân hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

Bún được làm từ nguyên liệu gì?

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi ăn bún có béo không, hãy cùng tìm hiểu nguyên để làm bún cũng như lý do tại sao bún lại là một món ăn được nhiều người yêu thích đến vậy nhé.

Bún là một món ăn rất quen thuộc với mỗi người, đồng thời là một nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam ta. Bún có thể ăn bất cứ lúc nào, ăn chính, ăn xế, ăn chơi hay ăn vặt đều được. Không những thế, từ bún, người dân Việt còn sáng chế ra rất nhiều món ăn ngon khiến cho mỗi vùng miền của Tổ quốc lại có một món bún đặc trưng, riêng biệt không thể lẫn với nơi khác. Nếu như miền Trung nổi tiếng với bún bò Huế thì miền Nam lại gây ấn tượng mạnh mẽ với bún mắm, bún cua, bún cá…

Sợi bún được làm từ những nguyên liệu cũng vô cùng quen thuộc, có thể là bột gạo tẻ hay bột gạo lứt. Sợi bún có thể có màu trắng đục hay trắng trong, có dạng sợi to hay nhỏ, có thể dạng lá hay sợi rối. Có 2 loại bún mà bạn thường gặp, đó là bún tươi và bún khô. Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và phân tích, trong sợi bún có chứa các thành phần dinh dưỡng chính như: Tinh bột, protein, canxi, chất xơ, photpho, nước…

Đối tượng nào không nên ăn bún?

Chúng ta hoàn toàn công nhận cũng như không thể phủ nhận sự thơm ngon, hấp dẫn và dinh dưỡng phong phú, đa dạng mà bún đem lại. Tuy vậy, trong quá trình làm bún, để đảm bảo độ dai, sự kết dính và độ ngon của bún, người ta thường cho thêm một vài chất phụ gia như hàn the.

Bên cạnh đó, để cho sợi bún được trắng tươi, bắt mắt hơn, nhiều nơi làm bún còn cho thêm một vài hóa chất đặc thù có thể nói không tốt cho sức khỏe của người dùng. Chính vì vậy, bún dù rất ngon nhưng không phải bất cứ ăn cũng phù hợp để ăn bún.

Ngoài việc tìm hiểu rằng ăn bún có béo không, bạn cũng cần tìm hiểu xem mình có thuộc một trong các trường hợp được các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn bún hay không.

Sau đây là một số trường hợp tốt nhất không nên ăn bún:

  • Người bị đau dạ dày hay mắc các bệnh lý liên quan tới đại tràng.
  • Trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, hệ tiêu hóa còn non nớt.
  • Những người cơ thể suy nhược, mới ốm dậy, đang đau ốm, sốt, sức đề kháng suy yếu.
  • Phụ nữ có thai hay phụ nữ mới sinh trong 3 tháng đầu.

Ăn bún có béo không? Ăn bún có giúp giảm cân không?

Theo Viện dinh dưỡng của Bộ Y tế Việt Nam nghiên cứu và công bố thì việc ăn bún sẽ không bị béo nếu như biết ăn đúng cách. Bởi theo phân tích, trong 100g bún tươi trung bình chứa khoảng 110 calo và lượng calo này được cho là khá thấp. Trong khi đó, 100g gạo trắng lại cung cấp tới 242 calo. Từ đây có thể thấy rằng lượng calo mà bún cung cấp cho cơ thể người dùng chỉ bằng ½ so với lượng calo mà gạo trắng cung cấp. Từ đó có thể thấy được, ăn bún không hề gây béo, thậm chí còn giúp bạn giảm cân nếu như bạn ăn bún đúng cách.

Chính vì lượng calo mà bún cung cấp khá thấp nên trong quá trình giảm cân bạn hoàn toàn có thể thêm bún vào thực đơn hàng ngày hay ăn bún thay cơm mà không cần lo lắng ăn bún có gây béo hay không. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ hãy ăn bún kèm với những loại thực phẩm chứa ít calo khác như rau củ quả, thịt nạc… để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Đồng thời, nếu muốn giảm cân, bạn cũng cần hạn chế ăn các món ăn chế biến từ bún có hàm lượng calo cao như bún bò Huế (khoảng 622 calo), bún đậu mắm tôm (khoảng 550 calo), bún ốc (khoảng 531 calo)… Bởi hàm lượng calo trong bún thấp, nên nếu bạn ăn bún mỗi ngày cũng không có khả năng gây tăng cân, gây béo giống như ăn cơm trắng mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu như bạn ăn liên tục bún trong nhiều bữa, nhiều ngày có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, dù bạn sử dụng bún để giảm cân thì cũng cần cân nhắc và ăn với tần suất phù hợp để tránh gây những tác dụng không mong muốn.

Những lưu ý khi ăn bún giúp bạn không lo béo

Trên thực tế, trả lời cho câu hỏi ăn bún có béo không còn phụ thuộc phần lớn vào việc bạn ăn bún gì và cách bạn ăn như thế nào. Để có thể thỏa mãn việc ăn món bún bạn yêu thích mà không cần phải lo lắng việc tăng cân, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thời điểm ăn bún tốt nhất và phù hợp nhất là vào buổi sáng hay bữa phụ trong ngày. Cùng với đó là giảm khẩu phần ăn của bữa chính sẽ giúp bạn giảm cân được hiệu quả hơn.
  • Nếu như bạn đang muốn giảm cân thì bạn cần hạn chế việc ăn bún vào buổi tối để tránh gây nên tình trạng đầy bụng khiến cơ thể khó có thể tiêu hao hết lượng năng lượng dư thừa, từ đó gây tích tụ mỡ, dẫn tới béo bụng, tăng cân mất kiểm soát.
  • Chỉ ăn với số lượng và tần suất phù hợp, vừa đủ. Ăn nhiều bún và liên tục sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu rất khó chịu. Bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa/tuần là vừa đủ.
  • Để tránh việc nạp quá nhiều calo cho cơ thể, bạn có thể lựa chọn bún chay, bún tươi dùng để ăn với nước mắm tỏi, nước tương và có thể thêm rau xanh, dưa leo để món bún thêm ngon miệng, đỡ ngán đồng thời vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Trên thực tế, giảm cân không phải chỉ trong ngày một ngày hai, nó là một quá trình dài đòi hỏi bạn cần phải kiên trì, kết hợp việc ăn uống khoa học và luyện tập đều đặn. Chính vì thế, nếu bạn muốn ăn bún mà không lo béo hay sử dụng bún để giảm cân thì cũng cần có một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, thường xuyên để việc giảm cân đạt hiệu quả cao nhất.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rằng ăn bún có béo không? Từ đó có cho mình những hiểu biết về cách ăn bún đúng cách, giúp bạn ăn bún ngon mà không lo bị béo, đồng thời giảm cân hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết bổ ích tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Rate this post