Bệnh vảy nến trên mặt là một trong những thể vảy nến khó điều trị nhất vì vùng da mặt rất nhạy cảm và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Vảy nến là bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, vùng da mặt cũng không phải một ngoại lệ. Dấu hiệu bệnh vảy nến trên da mặt nếu không tìm hiểu kỹ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác dẫn đến việc dùng thuốc và điều trị sai lầm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để tránh những rủi ro này, mỗi người nên chú ý trang bị cho mình những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến trên mặt.
Triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt
Vảy nến được biết đến là một căn bệnh mãn tính gây nên những tổn thương ngoài da, một số trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng đến xương khớp. Đối với bệnh vảy nến trên mặt thì may mắn thường chỉ gặp các tổn thương ngoài da. Đa số bệnh nhân đều gặp những triệu chứng xuất hiện vảy tróc da ở những vị trí như:
- Tróc vảy ở trán, nhất là vùng sát da đầu
- Xung quanh lông mày
- Vùng giữa môi trên với mũi
- Vùng gò má gần tai
- Xung quanh mắt
Để nhận biết bệnh vảy nến cần dựa vào những đặt điểm ở vùng da tổn thương, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu đúng là bệnh vảy nến trên mặt, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: da ửng đỏ, đóng vảy sừng, bong tróc từng mảng vảy trắng như gàu nhưng má chắc vào da, lấy tay cạo thì thấy một lớp vảy màu hồng như sáp nến, da thường khô, có tổn thương nặng gây chảy máu hoặc mủ, kém viêm nhiễm ngoài da.
Cần phần biệt vảy nến với các bệnh như á sừng da mặt, viêm da dầu (viêm da tiết bã nhờn), viêm nang lông… Nếu không thể tự nhận biết, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra chứ không nên tự ý điều trị.
Cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Sau khi đã xác định chính xác được bệnh vảy nến trên mặt thì cần tiến hành ngay các phương pháp điều trị để khắc phục triệu chứng càng sớm càng tốt. Da mặt rất nhạy cảm và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nên điều trị khó khăn hơn so với bệnh vảy nến móng tay, vảy nến ở chân hay vảy nến ở da đầu, bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn thận trong điều trị.
Dùng thuốc để điều trị bệnh vảy nến trên mặt
Thuốc điều trị bệnh vảy nến da mặt thường nhằm mục đích kiểm soát các tế bào phát triển, làm mềm, tiêu vảy sừng, cấp ẩm, hẹn chế tổn thương cho da. Một số loại thuốc phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Thuốc bôi làm ẩm, dưỡng da và cải thiện khô da, bong tróc da đồng thời làm chậm quá trình sinh sản các tế bào da như: calcipotrene và retinoids.
- Thuốc hạn chế viêm da, giảm bong tróc da như: retinoids, corticosteroid liều lượng thấp.
- Thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh vảy nến trên mặt xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc uống và tiêm tĩnh mạch được sử dụng nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng như: methotrexate, retinoids, cyclosporin với liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ cho từng trường hợp..
Tuy nhiên cả thuốc ngoài da hay thuốc uống khi quá lạm dụng sẽ có thể dẫn đến những thương tổn trên da nặng hơn và đe dọa tới sức khỏe.
Các biện pháp thay thế điều trị bệnh vảy nến trên mặt
- Trị liệu ánh sáng: sử dụng bức xạ tia sáng để chiếu vào da nhằm cải thiện triệu chứng của bệnh nhờ vào tác dụng kích thích lên da tổng hợp vitamin B, ngăn chặn tế bào hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng bệnh.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, kiểm soát căng thẳng, stress trong cuộc sống cũng là một cách tích cực trong điều trị bệnh vảy nến trên mặt.
- Thảo dược, các vị thuốc Đông y được tận dụng điều trị vảy nến trên mặt, tuy nhiên sử dụng cần có sự chỉ định của thầy thuốc.
Da mặt là vùng da rất nhạy cảm đồng thời cũng là vùng da có tính thẩm mỹ cao nên cần chú ý để chăm sóc đặc biệt tránh để bệnh vảy nến làm tổn thương da mặt.
Linh Đan