1. Nổi cục trong mi mắt trên là hiện tượng gì?
Nổi cục trong mi mắt trên hay còn được gọi với cái tên là chắp mắt. Thời gian đầu bị chắp mắt, kích thước của cục này vẫn đang còn nhỏ, có hiện tượng sưng đỏ và đau. Sau một thời gian, cục này sẽ dần trở nên cứng hơn. Có rất ít trường hợp bị nhiễm trùng chắp mắt. Thế nhưng, khi nốt u này bị nhiễm trùng thì chúng có thể lan rộng đến toàn bộ mi mắt cùng các mô nằm ở xung quanh.
Nổi cục trong mi mắt trên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu
Khi đó, vùng mi mắt sẽ bị sưng đỏ và to hơn, có thể khiến người bệnh không thể mở được mắt, cảm thấy vô cùng đau nhức. Những người bị nổi cục trong ở phần mi mắt trên thường có một số biểu hiện như sau:
- Khi mới bị chắp mắt ở mi mắt trong, bệnh rất khó để nhận ra. Khi u to dần, nốt u nằm ở phía bên trong của mí mắt tạo cảm giác cộm khá khó chịu.
- Người bị chắp mắt có dấu hiệu chảy nước mắt nhiều.
- Thị lực có thể bị ảnh hưởng (tầm nhìn mờ hơn).
Nhìn chung, chắp mắt có thể xuất hiện ở cả mi trên hoặc mi dưới và thường phổ biến hơn ở trẻ em do các bé thường dùng tay dụi để dụi mắt. Lúc này, các vi khuẩn, bụi bẩn,… sẽ có cơ hội để tiếp xúc với vùng mắt và gây bệnh.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng chắp mắt ở mi mắt trên
Tình trạng nổi cục trong mi mắt trên (chắp mắt) xuất hiện là do tuyến Meibomius đã bị tắc nghẽn. Meibomius là một tuyến nhỏ chạy dọc theo mép mí mắt. Meibomius sẽ tạo ra dầu để bôi trơn trên bề mặt của mắt. Khi tuyến Meibomius bị tắc nghẽn thì phần dầu sẽ chảy ngược vào bên trong. Từ đó, các nốt sưng nổi cộm ở bên trong mi mắt hình thành, vi khuẩn tác động gây nên tình trạng sưng viêm, có thể làm kích ứng cho các vùng da xung quanh.
Nhiều nguyên nhân khiến nốt u mi trên xuất hiện
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị chắp mắt. Tuy nhiên, tỷ lệ bị chắp mắt sẽ cao hơn ở những trường hợp như sau:
- Những người có tiền sử bị chắp mắt hoặc lẹo mắt.
- Người có bệnh lý viêm bờ mi.
- Người gặp phải một vài vấn đề về da, ví dụ: bị nổi mụn trứng cá hoặc da tiết nhiều bã nhờn,…
- Người có thói quen dụi mắt, việc dùng tay để chạm vào mắt có thể làm tăng nguy cơ bị chắp mắt.
- Một số trường hợp bị chắp mắt là do sự ảnh hưởng của nội tiết tố làm cho lượng chất bôi trơn mắt tiết ra ngày càng nhiều hơn, dễ gây tình trạng tắc nghẽn tuyến Meibomius.
3. Những biện pháp hỗ trợ điều trị chắp mắt có thể áp dụng
Đa số các trường hợp bị chắp mắt nhẹ đều sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Để gia tăng hiệu quả điều trị tại nhà, bạn có thể áp dụng thêm một vài biện pháp chăm sóc như sau:
Chườm khăn ấm cho mi mắt sẽ giúp vết chắp mắt dễ chịu hơn
- Chườm khăn ấm lên vùng mi mắt: Nhiệt độ ấm sẽ giúp cho tuyến bã nhờn mở rộng ra và hạn chế tình trạng tắc nghẽn hiệu quả. Bạn nên chườm khăn trong khoảng 10 – 15 phút/lần và thực hiện khoảng 3 – 5 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh vùng mí mắt thường xuyên bằng cách lau mi mắt bằng khăn tay thật nhẹ nhàng và khăn chườm phải sạch sẽ.
- Không dùng tay để dụi, gãi hoặc ấn vào mắt.
- Trong thời gian điều trị chắp mắt, tuyệt đối không trang điểm hoặc đeo lens cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
- Khi nốt u quá lớn hoặc bệnh không tự khỏi sau khoảng 2 tuần thì bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ để có được phương án điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
4. Các biện pháp phòng ngừa chắp mắt hiệu quả nhất
Nếu không vệ sinh mi mắt thường xuyên, tình trạng chắp mắt có thể tái lại nhiều lần. Chính vì vậy, để phòng tránh nguy cơ bị nổi cục trong mi mắt, bạn cần tạo cho mình thói quen vệ sinh mi mắt hàng ngày bằng những cách đơn giản như sau:
Vệ sinh vùng mắt sạch sẽ để ngăn chặn chắp mắt xuất hiện
- Bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng thường xuyên trước khi chạm tay lên mắt hoặc mặt.
- Bạn cần đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đeo lens. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng bằng dung dịch khử trùng hoặc nước rửa lens chuyên dụng.
- Tẩy trang và rửa mặt thật sạch sẽ nhằm loại bỏ các bụi bẩn và lớp trang điểm trước khi đi ngủ.
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm cho mắt đã hết hạn và cũng lưu ý không dùng chung đồ trang điểm với người khác.
- Không cố nặn hoặc làm vỡ nốt u ở trên mi mắt để tránh bị nhiễm trùng.
- Luôn có thói quen giữ cho da mặt, da đầu và da tay được sạch sẽ.
Sau khi đã chăm sóc tại nhà, tình trạng nổi cục trong mi mắt trên không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Một địa chỉ bạn có thể thăm khám là chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC – đơn vị y tế đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, MEDLATEC là cơ sở y tế được mọi khách hàng tin tưởng.
Chuyên khoa Mắt tại MEDLATEC được đầu tư với đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại và đồng bộ để hỗ trợ cho việc thăm khám – chữa trị như: Máy đo khúc xạ, thiết bị để soi đáy mắt, máy sinh hiển vi,… Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác cùng một phương án điều trị phù hợp nhất.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu chắp mắt không có dấu hiệu thuyên giảm
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu rất nhiều trang thiết bị hiện đại khác, có thể kể đến như:
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI, CT Scan,… phục vụ việc thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Hy vọng với những thông tin về tình trạng nổi cục trong mi mắt trên đã được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về bệnh lý này. Để đặt lịch khám nhanh chóng tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thêm.