Theo y học cổ truyền, cà tím có tính cực hàn, công dụng: lợi tiểu, thanh can giáng hỏa, nhuận tràng, hóa đàm, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.
Vậy ăn cà tím trị bệnh gì?
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: thành phần giàu kali giúp ổn định nhịp tim, giảm lượng LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol (do hoạt chất flavonoid), giảm nguy có mắc bệnh tim mạch.
- Ăn cà tím giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa tế bào ung thư, làm chậm quá trình lão hóa nhờ thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- Cải thiện trí nhớ: cà tím tốt cho sức khỏe tình thần và nhân thức, loại bỏ độc tố trong tế bào, tăng lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ.
- Giúp giảm cân: chứa lượng chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tim hóa, làm nhanh no, thích hợp cho người giảm cân.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Hàm lượng sắt có trong cà tím giúp dự phòng các nguyên nhân gây thiếu máu, tăng quá trình chuyển hóa protein.
- Cải thiện thị lực: Hợp chất anthrocyanin giúp tăng quá trình dẫn truyền hệ thần kinh trung ương, phòng ngừa đục thủy tinh thể, giúp mắt sáng và khỏe hơn.
- Giúp xương chắc khỏe: Thành phần phenolic có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người lớn tuổi. Ở trẻ em, sắt và canxi trong cà tím giúp xương phát triển chắc và khỏe hơn.
- Ngăn ngừa rụng tóc: các vitamin nhóm B, vitamin A giúp tóc mọc nhiều và khỏe hơn, tăng độ bóng mượt cho tóc và giảm rụng tóc.
- Tác dụng lợi tiểu: uống nước cà tím có tác dụng lợi tiểu, thải các chất độc ra khỏi cơ thể do một số bệnh gây phù nhẹ bệnh tim, bệnh thận,…
- Kiểm soát đường huyết: các chất xơ không hòa tan trong cà tím có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ hấp thu đường cơ cơ thể, giúp ổn định đường máu, phòng ngừa bệnh lý tiểu đường.