Các loại nám da phổ biến: Nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại

Các loại nám da phổ biến: Nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại

Nám da là bệnh lý về da thường gặp ở nữ giới, nhưng không phải chị em nào cũng biết, nám được phân thành nhiều loại và mỗi loại có đặc điểm, mức độ ảnh hưởng đến da khác nhau. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị nám da đạt kết quả cao, chị em cần hiểu rõ nguyên nhân gây nám và xác định chính xác loại nám mà mình đang gặp phải.

Nám da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo của phái đẹp

Nám da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo của phái đẹp

Nám da là gì?

Nám da (Melasma) là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xảy ra khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm màu nâu, xám nâu trên da. Nám da thường xuất hiện ở nữ giới sau 25 tuổi, nhất là trong giai đoạn mang thai và sau sinh, tiền mãn kinh.

Da được cấu tạo bởi 3 lớp gồm: thượng bì, trung bì và hạ bì. Sắc tố da Melanin là chất tự nhiên được tạo ra bởi tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocytes) nằm ở lớp đáy của thượng bì. Tế bào melanocytes có khả năng di chuyển qua lại giữa lớp biểu bì và trung bì do thuộc nhóm mô liên kết. Khi tế bào melanocyte sản sinh melanin và đẩy dần lên bề mặt da sẽ tạo thành nám thượng bì. Nếu tế bào này di chuyển xuống lớp bì sản sinh Melanin tại đây sẽ sinh ra nám chân sâu.

Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt các loại nám da phổ biến

Dựa vào lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại chính, gồm: nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp. Dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt các loại nám này như sau:

1. Nám mảng

  • Dấu hiệu nhận biết: là tình trạng da xuất hiện các mảng màu nâu nhạt hoặc xám xanh, kích thước lớn khoảng 2 – 4cm, lan rộng.

  • Vị trí xuất hiện: Thường tập trung hai bên gò má, trán, cằm, mũi. Một số trường hợp, nám mảng che kín cả khuôn mặt.

  • Nguyên nhân gây ra: Tác động của tia UV, căng thẳng/stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, yếu tố di truyền, hệ quả của việc lạm dụng hóa mỹ phẩm làm đẹp.

  • Mức độ nghiêm trọng: Nám mảng là loại nám thường gặp nhất và cũng là loại nám nhẹ, dễ điều trị hơn những loại nám khác, vì chúng chỉ nằm ở lớp thượng bì.

2. Nám chân sâu

  • Dấu hiệu nhận biết: Biểu hiện đặc trưng của nám chân sâu (hay còn gọi nám chân đinh, nám đốm) là sự xuất hiện của các đốm tròn màu nâu đen, xanh đen hoặc xanh xám với kích thước tương đương đầu đinh. Khi soi dưới ánh đèn sẽ thấy điểm trung tâm hội tụ các tế bào sắc tố sẫm màu.

  • Vị trí xuất hiện: Thường xuất hiện ở hai bên gò má, vùng thái dương, vùng trán. Loại nám này ít khi hiện diện ở các vị trí khác trên cơ thể.

  • Nguyên nhân gây ra: Mất cân bằng nội tiết, lão hóa, tác động của ánh nắng mặt trời, căng thẳng tâm lý.

  • Mức độ nghiêm trọng: Nám chân sâu nằm ở lớp bì, bên trong cấu trúc da nên rất khó điều trị và cần nhiều thời gian để tái tạo tế bào da mới.

3. Nám hỗn hợp

  • Dấu hiệu nhận biết: Nám hỗn hợp là sự kết hợp của các loại nám, bao gồm nám mảng và nám chân sâu. Cũng vì vậy, da vừa xuất hiện các mảng nám lớn nhạt màu vừa có các đốm nám nhỏ màu sắc đậm nhạt khác nhau.

  • Vị trí xuất hiện: Nám hỗn hợp thường tập trung nhiều ở sống mũi, hai bên gò má, môi trên và trán.

  • Nguyên nhân gây ra: Tác động của tia UV, rối loạn nội tiết tố, lạm dụng mỹ phẩm, di truyền,… là nguyên nhân gây ra nám hỗn hợp.

  • Mức độ nghiêm trọng: Nám hỗn hợp được đánh giá là loại nám phức tạp và khó điều trị nhất trong 3 loại nám.

Nguyên nhân hình thành nám da

Nám da có thể được kích hoạt bởi các tác nhân bên trong cơ thể hoặc nguyên nhân bên ngoài như:

1. Nguyên nhân nội sinh

  • Lão hóa da: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cấu trúc da trở nên yếu hơn, giảm dần khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Điều này khiến da dễ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời, làm sản sinh Melanin, dẫn đến nám và nhiều vấn đề khác trên da.

  • Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới có vai trò kiểm soát hormone MSH (hormone kích thích tăng sản xuất Melanin ở da). Khi nồng độ estrogen “biến động” trong giai đoạn mang thai và sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh có thể làm rối loạn sản xuất MSH, tăng sản sinh Melanin và đẩy lên bề mặt da, gây ra nám và nhiều vấn đề về sắc tố khác như tàn nhang, đồi mồi,…

  • Sử dụng thuốc tránh thai hay mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, dẫn đến nám.

  • Yếu tố di truyền: Nám da có mối liên hệ với yếu tố gen di truyền. Do đó, nếu bạn sinh ra trong gia đình có người thân bị nám da thì nguy cơ bị nám sẽ cao hơn người bình thường khác.

  • Căng thẳng/stress kéo dài: Căng thẳng/stress kéo dài khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol, gây mất cân bằng nội tiết tố, từ đó kích hoạt hormone MSH tăng sản xuất Melanin, hình thành nám da, tàn nhang.

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra nám da

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra nám da

2. Nguyên nhân ngoại sinh

  • Ảnh hưởng của tia UV: Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tế bào Melanocytes sẽ gia tăng sản sinh Melanin đẩy lên bề mặt da để bảo vệ da. Mặc dù cơ chế bảo vệ này tốt cho da nhưng lại vô tình tích tụ nhiều Melanin trên da, dẫn đến sạm nám.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chiên xào, chứa nhiều đường sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất AGEs – các phân tử protein bị đường hóa làm sai cấu trúc, mất tính đàn hồi và giảm khả năng tái tạo vốn có của làn da. AGEs làm đứt gãy các sợi Collagen, khiến da suy yếu và mất đi tính đàn hồi, dễ bị tia UV tấn công làm tăng sản xuất Melanin và hình thành nám.

  • Lạm dụng mỹ phẩm: Lạm dụng các loại hóa mỹ phẩm làm trắng chứa chất lột tẩy có thể khiến da mỏng yếu, dễ dị tác động bởi các yếu tố có hại từ môi trường bên ngoài, dễ kích ứng, bắt nắng và dẫn đến sạm nám khi tiếp xúc với nắng mặt trời.

  • Nguyên nhân khác: Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc nhiều với hóa chất; mắc các bệnh lý viêm, dị ứng da… cũng là yếu tố gây nguy cơ gây ra các loại nám da.

Tác hại của các loại nám da đối với nữ giới

Mặc dù nám da không làm tổn hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt như:

  • Ảnh hưởng lớn đến nhan sắc và tâm lý: Các đốm xuất hiện trên khuôn mặt khiến làn da tối, không đều màu, vô tình làm cho chị em trở nên kém sắc, thậm chí già hơn tuổi thật. Điều này, khiến chị em buồn phiền, mất tự tin khi giao tiếp. Từ đó, ảnh hưởng đến đời sống công việc.

  • Tốn kém tiền bạc và thời gian điều trị: Việc điều trị nám thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, chi phí điều trị nám thường khá cao, nhất là khi điều trị bằng các phương hiện đại như laser, peel,… một liệu liệu trình có thể từ vài triệu đến vài chục triệu.

  • Da nhanh xuống cấp: Nám da xuất hiện sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như da khô sần, dễ bong tróc và nhạy cảm hơn. Bởi lúc này tế bào da đang yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoài môi trường và bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, nám da cũng góp phần hình thành các nếp nhăn và thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn.

Nám da có thể khiến chị em trông già hơn tuổi thật

Nám da có thể khiến chị em trông già hơn tuổi thật

Cách phòng ngừa các loại nám da không nên bỏ qua

Mặc dù nám da rất khó điều trị dứt điểm nhưng có thể phòng ngừa bằng một số cách sau:

Chống nắng cho da

Như đã chia sẻ ở trên, ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây nám. Vì vậy, chống nắng là việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm để phòng ngừa các loại nám da. Hãy bôi kem chống nắng trước 30 phút khi ra ngoài và bôi lại sau hai giờ để tăng cường hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và chỉ số PA+++.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải ra ngoài trong khoảng thời gian này, hãy mặc thêm quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang dày để hạn chế sự tác động của tia UV đến da.

Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều trái cây tươi, rau xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, A, K, E… ngoài giúp da khỏe mạnh còn giúp hỗ trợ cải thiện sắc tố dưới da và làm mờ sạm nám từ bên trong. Đặc biệt, đừng quên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và hạn chế các món ăn cay nóng, các loại nước uống có cồn gây hại cho da.

Hạn chế stress

Căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết tố, một trong các yếu tố kích hoạt tăng sinh Melanin, khiến da sạm nám. Theo đó, giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, yêu đời cũng là cách giảm thiểu nguy cơ bị nám. Để tránh căng thẳng, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, luyện tập thể dục thể thao…

Chọn sản phẩm chăm sóc da uy tín

Tuyệt đối nói không với các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, kem trộn tự chế chứa corticoid và các chất lột tẩy. Vì chúng có thể gây kích ứng, bào mòn da, khiến da suy yếu, tạo cơ hội cho các yếu tố gây hại tấn công và hình thành nám.

Bổ sung dưỡng chất chất thiên nhiên cho da

Theo các chuyên gia, chỉ chống nắng cho da từ bên ngoài hay thay đổi chế độ ăn uống không đủ để phòng ngừa nám da, vì các biện pháp này chưa tác động đến đến sắc tố Melanin gây nám. Theo đó, muốn ngăn ngừa và làm mờ sạm nám từ gốc, cần có cơ chế khoa học tác động trực tiếp vào tế bào Melanocytes (nơi sản xuất Melanin), giúp giảm sắc Melanin tối màu (tác nhân gây nám) và tăng Melanin sáng màu.

Hiện nay, Viên uống RiTANA của Mỹ là một trong số ít những sản phẩm sở hữu cơ chế tác động này. Với sự kết hợp hài hòa 15 tinh chất thiên nhiên quý, nổi bật như Pomegranate (chiết xuất từ Lựu), L-Glutathione, Collagen, tinh chất Sakura,… có khả năng giảm tổng hợp Melanin nhờ ức chế tế bào Melanocytes tăng sinh; giảm sản xuất Melanin nhờ giảm hoạt động của men Tyrosinase; làm “bay màu” các Melanin tối màu. Nhờ đó, làm mờ dần những vết sạm nám trên da, mang lại làn da mịn màng, sáng khỏe cho chị em.

Bổ sung 2 viên RiTANA mỗi ngày để hỗ trợ “đánh bay” nám

Bổ sung 2 viên RiTANA mỗi ngày để hỗ trợ “đánh bay” nám da – XEM SẢN PHẨM

Không dừng lại ở đó, viên uống RiTANA còn chứa tinh chất P. Leucotomos có khả năng ức chế hoạt động men MMPs, giúp bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời và các yếu tố gây hại từ môi trường.

Thành phần trong viên uống RiTANA đã được nghiên cứu, kiểm chứng khoa học, đảm bảo an toàn, phù hợp với mọi đối tượng trên 18 tuổi. Do đó, chị em có thể an tâm sử dụng sản phẩm lâu dài để phòng ngừa và hỗ trợ làm mờ các loại nám da.

Tóm lại, việc hiểu rõ về các loại nám da phổ biến không chỉ giúp chúng ta nhận biết dấu hiệu sớm mà còn là bước quan trọng để bảo vệ làn da khỏi tác động có thể gây hại. Hãy nhớ luôn duy trì cho mình một chế độ sống khỏe và chăm sóc da đều đặn để duy trì nét tươi trẻ và rạng ngời cho làn da bạn nhé.

Một số câu hỏi thường gặp về nám da

1. Nguyên liệu tự nhiên có trị được nám da không?

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, nha đam, tía tô, nghệ, dầu dừa… để điều trị nám tại nhà khá được lòng chị em. Lý do không tốn kém quá nhiều chi phí và dễ áp dụng, nhưng hiệu quả cải thiện nám từ các nguyên liệu thiên nhiên thường không cao. Vì các dưỡng chất từ mặt nạ thiên nhiên không thể xuyên qua hàng rào bảo vệ da để tác động đến tế bào Melanocytes (nơi sản xuất Melanin), tác nhân gây ra nám da. Chưa kể, sử dụng nguyên liệu tự nhiên trị nám sai cách còn có thể gây kích ứng da.

2. Có trị được dứt điểm các loại nám da hay không?

Nám da hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chọn đúng phương pháp và thực hiện đúng phác đồ, đủ liệu trình. Sau khi điều trị khỏi nám, phải duy trì việc chăm sóc và bảo vệ da đúng cách như: sử dụng mỹ phẩm an toàn, chống nắng đầy đủ cho da, điều hòa nội tiết tố luôn ở mức cân bằng, kết hợp sử dụng bổ sung viên uống RiTANA để ngăn sản sinh sắc tố Melanin gây ra nám, giúp ngăn ngừa nám tái phát.

Mặc dù có thể nhìn thấy nám da bằng mắt thường một cách dễ dàng nhưng để nguyên nhân gây nám và loại bỏ nám hoàn toàn là rất khó. Do đó, nếu bạn đang gặp vấn đề về nám, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám, đánh giá tình trạng nám hiện tại, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo: RiTANA.

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Bạn có thể xem thêm:

  • Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong

  • Lão hóa da và những điều bạn nên biết

  • 10 thói quen đơn giản giúp chống lão hóa cho làn da

  • Ngăn ngừa và làm chậm lão hóa da, nên và không nên ăn gì?

  • Làm sao để có da căng bóng chuẩn Hàn tại nhà?

Rate this post