Mụn ở tuổi dậy thì là vấn đề đau đầu của nhiều bạn hiện nay. Trong đó, có nhiều bạn lại chưa được trang bị đủ kiến thức để điều trị mụn hiệu quả. Thậm chí còn khiến tình trạng này nặng hơn. Do đó, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số cách trị mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả.
Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì từ 8 – 25 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về hormon sinh dục. Do đó, cơ thể của chúng ta thường có nhiều biến đổi. Phần lớn những người trong độ tuổi này thường gặp phải tình trạng mụn trên da. Chúng khiến làn da trở nên sần sùi và xấu xí. Điều này cũng gây ra rào cản tâm lý cho nhiều người. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng nổi mụn trong tuổi dậy thì?
Thông thường, khi đến tuổi dậy thì, mụn xuất hiện là do các nang chân lông chứa các tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn trên da có tác dụng tiết ra một lượng dầu vừa đủ để bôi trơn da và tóc. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, các hormone sẽ kích thích lượng dầu và bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Kết hợp cùng các tế bào chết từ lớp sừng sẽ khiến các lỗ chân lông bị tắc gây viêm, sưng tấy và mẩn đỏ. Từ đó tạo nên những nốt mụn trên da. Bên cạnh đó, mụn ở tuổi dậy thì còn có thể hình thành do:
- Không vệ sinh da hay tẩy tế bào chết thường xuyên.
- Sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc khác.
- Di truyền.
- Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm hoặc mỹ phẩm không phù hợp.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đủ chất.
- Thường xuyên thức khuya, dậy muộn hoặc căng thẳng kéo dài.
Mụn tuổi dậy thì thường xuất hiện ở các vùng da mặt, cằm, lưng, ngực. Trong đó, có những loại mụn phổ biến như: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ hoặc nốt sần trên da, mụn bọc, u nang… Do đó, bạn cần có những kiến thức đúng và đủ để điều trị mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất.
Xem thêm: Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu
Cách trị mụn ở tuổi dậy thì bạn cần biết
Cách trị mụn ở tuổi dậy thì phụ thuộc nhiều vào tình trạng mụn và từng nguyên nhân gây ra mụn cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách phổ biến dưới đây.
Cách trị mụn ở tuổi dậy thì bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên
Đối với những trường hợp bị mụn nhẹ như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị mụn tốt hơn. Những phương pháp này còn góp phần giúp làm sáng da, sạch da và cung cấp dinh dưỡng cho da an toàn, hiệu quả.
Một số thành phần từ thiên nhiên có công dụng hiệu quả trong điều trị mụn có thể kể đến như:
- Chanh tươi: Trong chanh tươi có chứa axit L – ascorbic có khả năng kháng viêm, tẩy tế bào chết. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng làm lành các nốt mụn trứng cá rất hiệu quả. Trong chanh có chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp cho các nốt mụn trứng cá nhanh chóng lành lặn, mau khô và hạn chế mụn phát triển.
- Mật ong: Mật ong được biết đến là một thành phần có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Đó là lý do thành phần này thường xuất hiện nhiều trong các sản phẩm tẩy tế bào chết và chăm sóc da mặt. Áp dụng cách trị mụn bằng mật ong cũng mang lại nhiều hiệu quả.
- Cà chua: Cà chua giúp cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho da, giúp đào thải lượng dầu thừa trên da hiệu quả. Từ đó ngăn chặn các nguy cơ gây mụn tốt hơn.
Đối với các thành phần này, bạn có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác để xông hơi hoặc tạo thành các mặt nạ trị mụn tự nhiên. Ngoài ra, cách trị mụn ở tuổi dậy thì từ tự nhiên còn hiệu quả với các thành phần quen thuộc khác như: Chè xanh, rau diếp cá, sả, nha đam, bột yến mạch, nghệ, trứng gà…
Trị mụn tuổi dậy thì bằng thuốc Tây y
Với những trường hợp mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm, bạn nên sử dụng các phác đồ trị mụn bằng thuốc Tây y để có hiệu quả tốt hơn. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng như:
- Thuốc Axit salicylic: Thuốc có khả năng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng nang lông và loại bỏ dầu thừa trong lỗ chân lông, kiểm soát hoạt động bài tiết dầu thừa, giảm viêm, sát trùng và làm khô cồi mụn. Sử dụng thuốc bôi chứa Axit salicylic lâu dài còn ngăn ngừa mụn tái phát và thu nhỏ lỗ chân lông.
- Thuốc Acid azelaic: Acid azelaic có nguồn gốc từ lúa mạch và lúa mì. Loại axit này có khả năng ức chế vi khuẩn P. acnes, giảm sừng hóa cổ nang lông. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bôi chứa Acid azelaic còn giúp cải thiện mụn trứng ở tuổi dậy thì, giảm thâm sau mụn và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.
- Thuốc Benzoyl peroxide: Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide (2.5 – 10%) được sử dụng để điều trị các nốt mụn trứng cá lớn, viêm đỏ và có mủ trắng.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp mụn trứng cá nổi nhiều và gây viêm đỏ nặng, một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi như Clindamycin và Erythromycin có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng. Thuốc có khả năng ức chế vi khuẩn, giảm viêm và đau ở các nốt mụn.
- Thuốc chứa Retinoid: Retinoid là dẫn xuất của vitamin A có khả năng tái tạo tế bào và loại bỏ lớp sừng của da. Sử dụng Retinol giúp thông thoáng nang lông, đẩy cồi mụn và hạn chế tình trạng sẹo rỗ.
Sử dụng kem trị mụn
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, kem trị mụn cũng là một phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng bởi sự tiện ích của nó. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem trị mụn khác nhau. Do đó, bạn cần cân nhắc chọn sản phẩm phù hợp với làn da và có xuất xứ rõ ràng, uy tín để có hiệu quả trị mụn tốt nhất.
Trên đây là những cách trị mụn ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng. Việc điều trị mụn không phải là chuyện ngày một ngày hai. Do đó, bạn nên kiên trì sử dụng các phương pháp hoặc có thể kết hợp với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất.
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp