Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da dầu (tiết bã)

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ khi bị viêm da dầu mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

4.1 Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng các loại thuốc giúp làm bong vảy, kháng viêm có thể được kê đơn điều trị. Ngoài ra, nếu tìm ra được nguyên nhân là do nấm, bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại dầu gội hoặc xà phòng dược liệu có chứa chất chống nấm đặc trị để người bệnh sử dụng.

Với trường hợp nặng, kết hợp cả thuốc uống và bôi. Thuốc dạng kem bôi có chứa selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid; kết hợp với kem giúp điều hòa miễn dịch và chống viêm có thể mang lại hiệu quả.

4.2 Chế độ sinh hoạt phù hợp

Thay đổi thói quen, sinh hoạt hàng ngày. Viêm da dầu là bệnh rất dễ bị tái phát lại mặc dù đã được chữa khỏi. Phòng bệnh là phương pháp tốt để hạn chế khả năng tái phát của bệnh cũng như giúp nhanh chóng điều trị khỏi nhanh. Một số thói quen sinh hoạt sau đây cần chú ý:

  • Sử dụng thuốc uống và kem bôi theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, bụi bẩn tiếp xúc với da.
  • Nếu gặp những bất thường trong cơ thể trong quá trình điều trị bệnh, cần liên hệ ngay với bác sĩ da liễu từng khám để được tư vấn
  • Không nên dùng móng tay để cào da đầu khi gội đầu, chỉ nên xoa đầu nhẹ nhàng bởi việc dùng móng có thể gây trầy xước da.
  • Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội có tính dịu nhẹ, ít độ tẩy rửa.
  • Đối với người da dầu, thận trọng khi lựa chọn sử dụng mỹ phẩm, không nên dùng các loại mỹ phẩm chứa nhiều chất hóa học độc hại và không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, các loại đậu, củ quả tươi.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích, có cồn như thuốc lá, bia rượu và các loại thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, thể lực, tăng cường lưu thông máu, giúp các cơ quan hoạt động ổn định và hạn chế quá trình tăng tuyến bã nhờn.

Rate this post