Hầu hết mọi người khi “bước chân” vào lĩnh vực làm đẹp ít nhiều đều nghe đến công dụng đặc biệt của AHA. Vậy AHA là hoạt chất gì mà có thể chinh phục được hội mê làm đẹp? Cùng Beauty Box tìm hiểu về tác dụng của AHA nhé.
AHA là gì? Cơ chế hoạt động của AHA
AHA là một nhóm axit có nguồn gốc thực vật và động vật
AHA là Axit Alpha-Hydroxy, là một nhóm axit có nguồn gốc thực vật, trái cây và đường sữa. Đây là một dạng acid gốc nước có khả năng tan trong nước. Hoạt chất này được sử dụng trong nhiều sản phẩm dưỡng da như kem chống lão hóa, serum, toner hay kem dưỡng.
AHA trong mỹ phẩm thường có nhiều nguồn gốc khác nhau như Axit Citric (từ trái cây họ cam, quýt), Axit Glycolic (từ đường mía), Axit Malic (từ trái cây) hay Axit Lactic (từ lactose hoặc các carbohydrate khác),… Trong đó, Axit Glycolicc và Lactic là 2 nguồn AHA phổ biến nhất.
AHA hoạt động chủ yếu ở tầng biểu bì trên cùng như một chất loại bỏ tế bào chết, chống lão hóa và giúp làm sáng da. AHA thấm vào da, phá huỷ cấu trúc lớp sừng bên ngoài làm bong tróc các tế bào chết trên da. Hoạt chất còn có khả năng giữ nước tốt, kích thích sản sinh collagen và elastin nên thường được dùng giải quyết các vấn đề da như tẩy tế bào chết, chống lão hoá, làm sáng da…
5 tác dụng của AHA với làn da
1. Tẩy tế bào chết
Đây chính là nền tảng cho tất cả lợi ích AHA mang lại cho da. Việc này giúp loại bỏ lớp da cũ vừa xỉn màu vừa gây bít tắc lỗ chân lông và tái tạo tế bào da mới, giúp làn da trông tươi trẻ, mịn màng hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả AHA đều có khả năng tẩy tế bào chết như nhau, tùy vào loại AHA mà mức độ loại bỏ tế bào chết sẽ khác nhau. Thông thường, sản phẩm chứa nồng độ AHA càng cao thì khả năng tẩy tế bào càng mạnh.
Tẩy tế bào chết là nền tảng cho mọi công dụng của AHA
2. Giúp làm sáng và đều màu da
Tình trạng da không đều màu sẽ tăng lên theo tuổi tác, như sự xuất hiện của đồi mồi, nám da hay sẹo thâm mụn. Với khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, AHA giúp làn da không còn bị xỉn màu, nhợt nhạt, và thiếu sức sống. Trong đó, loại AHA chứa Axit Glycolic sẽ giúp loại bỏ tế bào da cũ và loại từ Axit Citric giúp da sáng màu, nâng tông.
Không những thế, sự thay đổi tế bào cũ cũng cho phép các tế bào hồng cầu hấp thụ đầy đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng khác. Từ đó, làn da trông sáng và đều màu hơn, trả lại vẻ đẹp vốn có cho các bạn gái.
3. Thúc đẩy sản sinh collagen
Collagen dễ bị phá vỡ và giảm sút khi bạn già đi. Ánh nắng mặt trời cũng đẩy nhanh quá trình phá hủy collagen dẫn đến việc da bị chảy xệ và sạm nám.
Collagen nằm ở lớp giữa của da (lớp hạ bì). Khi lớp biểu bì bị loại bỏ trong quá trình tẩy tế bào chết, AHA sẽ hoạt động ở lớp hạ bì. Từ đó thúc đẩy việc sản sinh những sợi collagen mới chắc khỏe, giàu tính đàn hồi hơn.
4. Chống lão hóa sớm
AHA được biết tới với khả năng chống lão hóa, làm chậm sự xuất hiện nếp nhăn. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ tác động đến các nếp nhăn ở bề mặt da. Đối với nếp nhăn sâu, bạn sẽ cần đến những biện pháp mạnh hơn như các quy trình công nghệ liên quan tới y khoa.
AHA có tác động đến các nếp nhăn nằm ở bề mặt da
5. Điều trị và ngăn ngừa mụn
Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn. AHA sẽ loại bỏ phần tế bào chết gây tắc nghẽn tăng cường khả năng điều trị và ngăn ngừa mụn khá hiệu quả. Sự thay đổi tế bào da do AHA thậm chí còn giúp làm giảm sẹo mụn, làm dịu làn da bị viêm.
Bạn sẽ thấy được sự khác biệt của da mặt sau khoảng 2-3 tháng sử dụng AHA.
Đối tượng nào phù hợp với AHA?
Cách sử dụng AHA trong quy trình skin care
AHA là một nhóm acid làm đẹp da hiệu quả nhưng có thể gây khô căng sau khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chu trình chăm sóc da kết hợp AHA hiệu quả và cấp ẩm đầy đủ:
-
Bước 1: Tẩy trang và làm sạch da với sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn trong lỗ chân lông, đảm bảo da sạch thoáng
-
Bước 2: Dùng toner cân bằng độ pH trên da và tạo môi trường hấp thụ dưỡng chất hiệu quả
-
Bước 3: Thoa 1 lớp mỏng AHA khắp mặt hoặc vùng da bị mụn
-
Bước 4: Dưỡng ẩm cho da và thực hiện các bước chăm sóc da sau đó.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng AHA
Trong giai đoạn sử dụng AHA/BHA, làn da sẽ trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và có thể gặp một số tác dụng phụ như kích ứng da.
Để giảm nguy cơ kích ứng, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đảm bảo cấp ẩm đầy đủ cho da. Tác dụng tẩy tế bào chết mạnh của AHA có thể khiến da dễ nhạy cảm hơn với tia UV. Bên cạnh đó, nồng độ AHA mà FDA (Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) cho phép đưa vào mỹ phẩm ở giới hạn dưới 10%.
Một số trường hợp nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi dùng AHA là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có da mới bị tổn thương do bỏng, chàm hay vảy nến.
Lưu ý trong chăm sóc da khi dùng AHA
Để sử dụng AHA an toàn hơn, có một số bước đơn giản sau bạn nên biết đến:
-
Dù là sản phẩm ở nồng độ thấp, bạn cũng nên dùng thử sản phẩm trên vùng da nhỏ, nếu có phản ứng không tốt hãy ngừng lại và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ
-
Không dùng lượng sản phẩm nhiều hơn mức hướng dẫn
-
Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng AHA thì nên dùng sản phẩm có chứa AHA ở nồng độ thấp 2% – 5% và sử dụng cách ngày với tần suất 2-3 lần/tuần trong khoảng 1-2 tuần đầu tiên để theo dõi phản ứng của da. Sau khi da quen dần với hoạt chất, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng cũng như nồng độ AHA phù hợp với nhu cầu chăm sóc da.
-
Cấp ẩm đủ là điều bắt buộc trong quá trình dùng AHA để tránh da quá khô, bạn nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ và lành tính để đảm bảo an toàn cho sức khỏe làn da
-
Vì AHA có hoạt động với cơ chế tẩy tế bào chết nên làn da cần tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời để giảm thiểu kích, tốt nhất bạn nên sử dụng AHA vào buổi tối.
-
Không nên sử dụng AHA cùng một lúc với những sản phẩm chứa niacinamide, retinol hoặc vitamin C vì có nguy cơ dễ bị kích ứng. Nếu có sử dụng những sản phẩm này, bạn nên điều chỉnh routine chăm sóc da với các hoạt chất cách ngày hoặc xen kẽ sáng tối để tránh da quá tải và có những phản ứng không mong muốn.
-
Không dùng AHA cho trẻ sơ sinh và trẻ em
-
Khi dùng AHA, da có cần được bảo vệ tuyệt đối trước các tác nhân môi trường, đặc biệt là tia UVA, UVB. Vì thế, cạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày
-
Không dùng khi da đang có vết thương hở hoặc bị cháy nắng
Một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng AHA
Sử dụng nồng độ AHA bao nhiêu là phù hợp?
Nên sử dụng AHA dạng nào là tốt nhất?
Điểm khác nhau giữa AHA và BHA
Khi điểm qua các công dụng của AHA, chắc hẳn không ít người cảm thấy tương tự với một hoạt chất tẩy tế bào chết khác là BHA. BHA cũng là thành phần dưỡng da nổi tiếng. Vậy AHA và BHA khác nhau ra sao?
Đầu tiên phải nói đến điểm giống của AHA và BHA, chúng đều cùng có tính năng tẩy tế bào chết. Điều này giúp cả 2 thành phần giúp da giảm viêm, giảm mụn, làm chậm quá trình lão hóa, đều màu da và cải thiện kết cấu tổng thể.
Cả AHA và BHA đều có khả năng tẩy tế bào chết, chỉ khác ở phạm vi hoạt động
Điểm khác nhau cơ bản là AHA hòa tan trong nước, có khả năng hình thành và thay thế các tế bào da. Do đó sau khi sử dụng bạn sẽ cảm thấy da mịn màng hơn nhiều. Mặt khác, BHA lại tan trong dầu. Không giống AHA, BHA có thể đi sâu vào lỗ chân lông hơn để loại bỏ da chết cùng bã nhờn, dầu thừa. Do đó, AHA chủ yếu được dùng cho việc làm đều màu da, thông thoáng lỗ chân lông hoặc chống lão hóa sớm. Trong khi đó, BHA lại được ưa chuộng hơn cho việc trị mụn, phù hợp nhất cho da hỗn hợp và da dầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có khả năng tẩy tế bào chết tốt thì AHA là một lựa chọn đáng cân nhắc. Bạn có thể lựa chọn serum, toner hay kem dưỡng có AHA theo nhu cầu của mình. Để phát huy công dụng của AHA tốt nhất và tránh phản ứng không mong đợi, trước khi dùng AHA bạn có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ nhé.
Xem thêm
BHA là gì? Nên chọn BHA hay AHA để dưỡng da?
Bỏ túi bí kíp lựa chọn serum chống lão hóa chuẩn cho da
“Bỏ túi” ngay top 6 sản phẩm trị mụn của Some By Mi
Nguồn tham khảo:
How Often Should You Exfoliate With AHAs/BHA? – https://www.beautifulwithbrains.com/how-often-exfoliate-ahas-bha/
Everything You Need to Know About Using Alpha Hydroxy Acids (AHAs) – https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/alpha-hydroxy-acid
AHA vs. BHA: What’s the Difference? – https://www.healthline.com/health/aha-vs-bha#_noHeaderPrefixedContent
AHA and BHA for Skin: What to Know – https://www.webmd.com/beauty/aha-bha-skin-exfoliate#1