Mách bạn 10 cách dưỡng môi khô tại nhà cho đôi môi căng mọng tươi tắn

Do yếu tố thời tiết, cơ thể thiếu nước chính là những tác nhân hàng đầu khiến bờ môi trở nên khô ráp, bong tróc. Đôi môi thiếu sự căng mọng sẽ khiến cho gương mặt trở nên kém sắc, bôi son cũng không còn mượt mà như trước. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể dưỡng môi khô tại nhà bằng những sản phẩm quý được đề cập dưới đây.

Đôi môi khô bắt nguồn do đâu?

Môi khô là tình trạng vùng da môi trở nên khô ráp, bong tróc, chứa nhiều nếp nhăn, không đủ căng mọng. Thông qua nghiên cứu, những tác nhân hàng đầu dẫn đến môi khô ráp là do:

Yếu tố môi trường: Môi trường quá lạnh hoặc quá khô ráp sẽ khiến phần da môi trở nên khô ráp, bong tróc. Do đó, khi sinh sống hoặc làm việc trong môi trường này bạn nên bổ sung lượng ẩm cần thiết cho môi.

Thói quen liếm môi: Nhiều trường hợp gặp phải vấn đề môi khô thường dùng lưỡi liếm phần môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Tuy nhiên, trong nước bọt của chúng ta vốn chứa thức ăn hoặc các chất khác gây khô môi nên hành động càng làm ướt môi bằng lưỡi sẽ khiến cho môi càng khô hơn.

Son môi: Sử dụng nhiều son môi nhưng dưỡng môi và làm sạch môi không đúng cách cũng là tác nhân hàng đầu khiến môi trở nên khô, thậm chí thâm đen hơn.

Tổng hợp 10 cách dưỡng môi khô tại nhà dành cho các tín đồ yêu cái đẹp

Để giúp gương mặt trở nên tươi tắn, đôi môi căng mọng hơn, bạn có thể áp dụng các cách dưỡng môi khô tại nhà phổ biến sau:Mật ong

Mật ong vốn là sản phẩm dễ tìm, dễ sử dụng trong mục đích làm đẹp. Mật ong vốn chứa các hoạt chất axit amin với khả năng hấp thụ và giữ lại nước, chống oxy hoá. Ngoài ra, các AHA trong mật ong cũng có công dụng hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết và chống lão hoá. Do đó, bạn có thể bôi mật ong 2 – 3 lần/ngày để giúp môi nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khô ráp.

Dầu dừa

Trong những cách dưỡng môi khô tại nhà, chúng ta không thể bỏ qua dầu dừa. Vốn dầu dừa có chứa nhiều axit có lợi, giàu vitamin E, chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm,… nên bôi dầu dừa sẽ giúp môi trơn láng, căng bóng hơn.

Dầu Olive

Để tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm chuyên sâu, bạn có thể dùng dầu olive để giúp môi thoát nhanh khỏi tình trạng khô khan. Nguồn vitamin dồi dào có trong dầu olive sẽ giúp môi chống lại các tác nhân gây oxy hoá để mang lại đôi môi tươi tắn.

Dưa chuột

Dưỡng môi khô tại nhà không thể bỏ qua dưa chuột. Đây là cách dưỡng môi đơn giản, dễ sử dụng, chi phí thấp vì dưa chuột vốn có đặt tính dưỡng ẩm tốt cho làn da cũng như vùng niêm mạc môi.

Nha đam (lô hội)

Nha đam vốn có đặc tính làm dịu da bị nứt nẻ, tẩy tế bào chết. Vì lẽ đó, việc sử dụng nha đam để dưỡng môi tại nhà sẽ giúp đôi môi được cấp ẩm tốt, giữ nước dịu nhẹ mà không lo ngại vấn đề bị mỏng môi.

Trà xanh

Trong trà xanh có chứa các hoạt chất chống oxy hoá và tannin để giúp tình trạng da khô được lành lặn cũng như chống lại hiện tượng mất nước trên môi. Bạn có thể sử dụng túi trà xanh ngâm vào nước ấm và đắp lên môi hằng ngày để dưỡng ẩm.

Hoa hồng

Hoa hồng sẽ giúp duy trì độ ẩm môi và hỗ trợ làm giảm tình trạng khô môi hiệu quả. Bạn có thể ngâm hoa hồng vào sữa tươi từ 2 – 3 tiếng, sau đó nghiền nát và đắp lên môi.

Dùng Vaseline

Vaseline là sản phẩm không quá xa lạ đối với các tín đồ mong muốn có được một bờ môi nói không với hiện tượng khô ráp. Do đó trước khi ngủ bạn có thể bôi Vaseline để dưỡng ẩm cho môi.

Bổ sung rau trái cây, thực phẩm giàu vitamin B

Sự thiếu hụt vitamin A, B2, C cũng là nguyên nhân khiến môi trở nên khô ráp. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể bổ sung cho bản thân nhiều trái cây, rau xanh, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa.

Sử dụng combo chăm sóc môi chuyên sâu từ thương hiệu SkinClinic

Combo chăm sóc môi chuyên sâu từ SkinClinic bao gồm hai sản phẩm chất lượng cao như:

CoraLIP – dưỡng môi chuyên sâu: Đây là sản phẩm có chứa các thành phần như FilledermTM 3%, Gatuline® Expression AF 5%, Hyaluronic Acid 0.2%, Rau má 5%, Allantoin 2%, Lanolin 5%, Musk Rose Oil 6%, Vitamin E. Công dụng nổi bật của CoraLIP là dưỡng môi, giúp môi chống khô ráp, tạo hiệu ứng làm đầy môi, cấp ẩm, chống lão hoá nên bạn có thể sử dụng hằng ngày để dưỡng môi khô tại nhà hiệu quả.

NEW LIP Exfoliating Balm – Tẩy tế bào chết môi: Ngoài dưỡng môi, bạn nên sử dụng bổ sung sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi. Trong New Lip có chứa các hạt khoáng 3%, FilledermTM 3%, Bơ Moringa 0,5%, Bơ Cupuacú 0,5%, Bromelein 0,5%, Papain 0,2% sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết trên môi nhẹ nhàng, che khuyết điểm của môi, phù hợp với mọi loại da.

Việc dưỡng môi khô tại nhà bằng các sản phẩm tự nhiên có thể cải thiện tình trạng môi khô nhưng hiệu quả không lâu dài. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tin chọn sản phẩm dưỡng môi đến từ thương hiệu SkinClinic để giúp môi luôn trong tình trạng tươi tắn, căng mọng, gương mặt trở nên rạng rỡ hơn mỗi ngày.

Rate this post