Nguyên nhân dẫn đến sưng môi
Có nhiều nguyên nhân có thể gây sưng môi nhưng hầu hết các trường hợp đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám nếu các triệu chứng đi kèm quá nặng hay có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các dấu hiệu toàn thân. Sau đây là một số nguyên nhân gây sưng môi:
Phản vệ
Phản vệ là một phản ứng nặng xảy ra đột ngột có thể gây sưng môi và có thể gây tử vong. Bất kỳ loại dị ứng nào cũng có thể gây ra sốc phản vệ, nó có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc hơn nửa giờ sau khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. Đôi khi nó được gọi là sốc phản vệ vì nó khiến hệ thống miễn dịch của bạn tràn ngập cơ thể với các hóa chất có thể khiến bạn bị sốc.
Các triệu chứng khác của sốc phản vệ bao gồm:
-
Huyết áp thấp.
-
Thắt chặt đường thở.
-
Sưng lưỡi và cổ họng.
-
Ngất xỉu.
-
Mạch yếu và nhanh.
Dị ứng là phản ứng của cơ thể bạn với một số chất. Khi bạn phơi nhiễm với tác nhân mà bạn bị dị ứng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một chất hóa học gọi là histamine. Sự phóng thích histamine có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng thường gặp, chẳng hạn như hắt hơi, ngứa da và viêm. Tình trạng viêm này có thể làm môi bạn bị sưng. Sau đây là một số loại dị ứng đều có thể khiến môi bạn bị sưng tấy:
-
Dị ứng môi trường.
-
Dị ứng thực phẩm.
-
Côn trùng cắn hoặc đốt.
-
Dị ứng thuốc.
Theo ACAAI (American College of Allergy, Asthma and Immunology), một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng thuốc là kháng sinh penicillin, gây dị ứng cho khoảng 10 phần trăm người bệnh. Các thuốc khác cũng có thể là tác nhân gây dị ứng như các loại kháng sinh khác (cephalosporin, quinolon…), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc chống co giật. Một số bệnh nhân đang điều trị ung thư cũng dị ứng với các loại thuốc hóa trị.
Phù mạch
Đây là một tình trạng ngắn hạn gây sưng tấy sâu dưới da của bạn. Nó có thể được gây ra bởi dị ứng, phản ứng không dị ứng với thuốc hoặc do di truyền. Sự sưng tấy có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng nó phổ biến nhất ở môi hoặc mắt. Các triệu chứng phù mạch thường kéo dài trong 1 đến 2 ngày.
Chấn thương
Các chấn thương trên mặt, đặc biệt là xung quanh vùng miệng hoặc hàm, có thể gây sưng môi.
Viêm môi u hạt: Đây là một tình trạng quá mẫn chậm có thể khiến bạn bị sưng môi nhưng không gây đau.
Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal: Đây là rối loạn thần kinh hiếm gặp, có thể gây sưng tái phát, kéo dài ở một hoặc cả hai môi kèm yếu cơ mặt và nứt lưỡi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền do nó liên quan đến các cặp sinh đôi và có tính gia đình.