Gợi ý 15+ cách làm tinh dầu dưỡng da tại nhà đơn giản mà mẹ không thể bỏ lỡ

Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Mẹ bỉm quanh ta của AVAKids tìm hiểu một số cách làm tinh dầu trong bài viết dưới đây để cùng hiểu rõ về lợi ích và quy trình để tạo ra những tinh dầu tự nhiên tại nhà nhé!

1Cách làm tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh có công dụng cải thiện tâm trạng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngửi mùi tinh dầu chanh có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực trên tâm trạng. Ngoài ra, tinh dầu chanh còn giúp giảm căng thẳng và lo lắng, mang lại cảm giác thư giãn và tĩnh tâm.

Dưới đây là cách làm tinh dầu chanh mà mẹ có thể làm:

Nguyên liệu:

  • 4 -5 quả chanh
  • 1 chai nước sạch có nắp

Cách làm:

  • Bước đầu tiên, các mẹ cần sơ chế phần vỏ quả chanh bằng cách rửa sạch và ngăm qua nước muối khoảng 5 -10 phút
  • Tiếp đến là gọt phần vỏ quả và ép lấy lượng dầu có sẵn trong vỏ quả
  • Lượng tinh dầu vừa thu được sẽ cho vào khay nước sạch. Đổ tiếp hỗn hợp này vào một chai rộng có nắp
  • Tinh dầu được ép ra sẽ nhẹ nhưng phần nước nên nổi lên trên bề mặt. Để thu được tinh dầu là loại bỏ phần nước cần lật ngược miệng chai đã đóng nắp xuống dưới
  • Mở nhẹ miệng chai để phần nước chảy hết. Bạn nên mở nhẹ nắp chai, nước chảy ra từ từ để có thể thu được lớp tinh dầu chanh nổi ở trên phần nước từ cách này.

2Cách làm tinh dầu cam

Tinh dầu cam chiết xuất từ vỏ cam có nhiều tác dụng quan trọng như diệt khuẩn và giảm căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu cam còn hỗ trợ giảm căng thẳng trong quá trình chuyển dạ cho phụ nữ.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu cam sau đây:

Nguyên liệu:

  • 4 – 5 quả cam
  • Bơ hoặc dầu oliu

Cách làm:

  • Rửa sạch vỏ cam, ngâm muối từ 5 – 10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó tiến hình bào để lấy phần vỏ cam
  • Cho phần dầu ô liu vào chảo. Tiếp đến cho phần vỏ cam đã sơ chế sạch vào nồi và đảo đều 5 phút với lửa nhỏ.
  • Tắt bếp, bạn có thể vớt vỏ cam và thu được tinh dầu cam. Để an toàn hơn và đảm bảo tinh dầu được rút hết, mẹ có thể để hỗn hợp nguội dần và vớt vỏ cam ra sau
  • Bước cuối cùng là chiết tinh dầu cam vào chai, lọ thủy tinh tối màu để bảo quản. Thế là đã hoàn tất quy trình làm tinh dầu cam đơn giản tại nhà rồi.

3Cách làm tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi có công dụng chống oxy hóa nhờ vào thành phần chứa chất chống oxy hoá và làm dịu da. Bên cạnh các lợi ích đó, tinh dầu bưởi còn cung cấp những dưỡng chất tốt cho tóc và da, giúp da và tóc phát triển khỏe mạnh.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách làm tinh dầu bưởi:

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 quả bưởi
  • Nước sạch và đá lạnh

Cách làm:

  • Bước đầu tiên là làm sạch vỏ bưởi, mẹ nên ngâm bưởi qua nước muối trong khoảng từ 5 – 10 phút để đảm bảo loại bỏ các bụi bẩn. Bước tiếp theo là để ráo hoặc thấm sơ qua khăn giấy để loại bỏ nước
  • Tiến hành gọt vỏ, chỉ gọt phần vỏ màu xanh hay vàng, nên loại bỏ phần cùi trắng để không ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu. Tiếp tục cắt nhỏ những miếng vỏ xanh.
  • Cho phần vỏ xanh đã cắt nhỏ vào nồi, cho nước ngập phần vỏ quả và 1 tô sạch ở giữa nồi
  • Đậy nắp và luộc với lửa lớn cho đến khi nước bắt đầu sôi. Bước tiếp theo khi nước đã sôi là hạ lửa nhỏ và lật úp nắp nồi
  • Để thu được tinh dầu bưởi, ta cho đá lạnh vào phần nắp nồi đã lật ngược, khi hơi nước bốc lên sẽ ngưng tụ và đọng lại trong tô, đây là tinh dầu bưởi
  • Ta tiếp tục thêm đá và luộc với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, để đảm bảo lấy hết lượng tinh dầu có trong vỏ bưởi. Sau khi tắt bếp lượng tinh dầu sẽ đọng lại trong tô, vậy là mẹ đã thành công khi làm tinh dầu bưởi rồi.

Một số cách làm tinh dầu tự nhiên

4Cách làm tinh dầu quýt

Tinh dầu quýt có nhiều công dụng hữu ích cho làn da và tóc. Được biết đến với tính sát trùng và kháng vi khuẩn, tinh dầu quýt giúp ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây bệnh và mang lại làn da sạch và trắng sáng. Với hương tươi mát, tinh dầu quýt còn mang lại cảm giác sảng khoái và thư giãn.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu quýt tại nhà đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • Vỏ quýt tươi
  • Đá lạnh
  • Chén sành
  • Nồi có nắp thủy tinh hình vòm

Cách làm:

  • Đầu tiên, mẹ rửa sạch vỏ quýt, để ráo và cắt thành sợi mỏng
  • Cho vỏ quýt sợi vào nồi và cho nước vào ngập mặt
  • Tiếp đến, mẹ đặt một cái chén sành vào giữa nồi sao cho chắc chắn
  • Đun nóng vỏ quýt đến khi nước sôi lăn tăn thì vặn nhỏ lửa
  • Sau đó, mẹ lật ngửa nắp và đá lạnh lên phía trên
  • Phần hơi nước bốc lên khi gặp đá lạnh sẽ ngưng tụ thành tinh dầu quýt
  • Phần tinh dầu này sẽ chảy theo phần chóp nhọn của nắp nồi và chảy xuống chén sành ở phía dưới
  • Mẹ tiếp tục đun thêm 45 phút – 1 tiếng nữa để thu hết phần tinh dầu quýt trong chén
  • Cuối cùng, mẹ dùng phễu lọc tinh dầu để lấy phần tinh dầu quýt vào hũ thủy tinh
  • Thành phẩm là phần tinh dầu quýt vừa thu sau khi lọc bằng phễu

5Cách làm tinh dầu tía tô

Tía tô được biết đến với tính chất giữ cân bằng và làm giảm căng thẳng, lo lắng. Tinh dầu tía tô có tính kháng khuẩn và chống viêm, được sử dụng để làm dịu các vấn đề da như kích ứng và viêm nhiễm.

Sau đây là hướng dẫn cách làm tinh dầu tía tô chi tiết cho mẹ:

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô: 100g
  • Nước lọc: 1 lít

Cách làm:

  • Rửa sạch tía tô rồi để ráo, sau đó cắt nhỏ hoặc dùng chày nghiền nhỏ.
  • Cho nước vào nồi rồi thêm tía tô vào.nấu.
  • Khuấy đều hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Dùng vải xô hoặc vải bông khô lọc bỏ bã để lấy tinh dầu.
  • Đổ tinh dầu tía tô vào lọ, bảo quản nơi khô ráo và không có ánh sáng.
  • Thế là mẹ đã hoàn thành cách làm tinh dầu tía tô đơn giản rồi đấy. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý bảo quản tinh dầu vào các lọ tối màu để đảm bảo chất lượng.

6Cách làm tinh dầu sả

Tinh dầu sả có tác dụng làm dịu căng thẳng, giảm mệt mỏi, và tăng cường tinh thần. Đồng thời, tinh dầu còn có khả năng làm giảm vi khuẩn, chống viêm và cải thiện một số vấn đề tiêu hóa.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu sả sau đây:

Nguyên liệu:

  • Cây sả tươi: 9 – 10 cây
  • Dầu dừa: 1 muỗng canh
  • Nước lọc: 300ml

Cách làm:

  • Rửa sạch sả rồi để ráo nước
  • Sau đó, cắt sả thành từng khúc 5 – 6cm
  • Cho nước vào chảo rồi thêm sả và dầu dừa
  • Khuấy đều hỗn hợp đến khi lá sả ngả vàng thì tắt bếp
  • Lọc bỏ bã qua rây và giữ lại tinh dầu
  • Cho vào lọ bảo quản là mẹ đã thu được tinh dầu sả đơn giản tại nhà rồi nhé.

Mách mẹ cách làm tinh dầu tại nhà đơn giản

7Cách làm tinh dầu nha đam

Nha đam có tác dụng làm dịu da và giữ ẩm, giúp làm lành và làm mềm da khô. Bên cạnh đó, tinh dầu nha đam còn giúp làm se lỗ chân lông và làm giảm sự viêm nhiễm. Thường được sử dụng để làm giảm sưng, đau và viêm trong trường hợp bị bỏng nhẹ và côn trùng cắn.

Dưới đây là hướng dẫn cách làm tinh dầu nha đam đơn giản cho mẹ:

Nguyên liệu:

  • Nha đam: 4 – 5 lá
  • Vitamin E: 2 viên
  • Vitamin C: 1 viên
  • Dầu dừa nguyên chất: 1,5 thìa canh

Cách làm:

  • Gọt bỏ vỏ nha đam rồi rửa sạch với nước
  • Sau đó, xay nhuyễn nha đam cùng vitamin E và C
  • Tiếp theo, dùng rây lọc bỏ bã và giữ lại tinh chất
  • Đun sôi dầu dừa cùng tinh chất vừa lọc
  • Khuấy đều rồi tắt bếp để cặn lắng xuống đáy nồi
  • Cuối cùng, mẹ vớt tinh dầu nổi trên mặt và cho vào lọ bảo quản là hoàn tất nhé.

8Cách làm tinh dầu nghệ

Nghệ có tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Tinh dầu nghệ thường được dùng trong việc chăm sóc da và tăng cường sức khỏe cho da. Đồng thời, loại tinh dầu này còn được biết đến với công dụng giúp cải thiện độ đàn hồi và làm mờ các vết thâm của da.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu nghệ tại nhà đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

  • Nghệ vàng: 2 kg
  • Nước lọc: 1,5 chén cơm

Cách làm:

  • Rửa sạch rồi cạo bỏ vỏ củ nghệ
  • Tiếp theo, thái mỏng và xay nhuyễn nghệ cùng một ít nước
  • Dùng rây lọc để thu được nước cốt nghệ
  • Cho phần nước cốt vào tô rồi thêm 1 chén nước lạnh
  • Khoảng 6 giờ thì vớt tinh bột nghệ lắng dưới đáy tô cho vào nồi
  • Sau đó, đun sôi với ½ chén nước để thu được tinh dầu
  • Mẹ cho vào lọ bảo quản là hoàn thành cách làm tinh dầu nghệ rồi đấy.

9Cách làm tinh dầu tỏi

Tinh dầu tỏi là một giải pháp tự nhiên để khử mùi, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Tinh dầu tỏi còn được biết đến với khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi sự lão hóa, cũng như giúp giảm triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi và viêm họng.

Hướng dẫn chi tiết cách làm tinh dầu tỏi:

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 200gr
  • Dầu mè: 70ml

Cách làm:

  • Đầu tiên, mẹ bóc vỏ và rửa tỏi sạch
  • Cắt tỏi thành lát mỏng và cho vào đĩa
  • Đặt nồi lên bếp và vặn lửa nhỏ
  • Cho dầu mè vào và đun nóng
  • Khi dầu đã nóng, mẹ thêm tỏi vào nồi và khuấy đều
  • Tiếp tục đun đến khi lát tỏi chuyển sang màu vàng
  • Tắt bếp và để hỗn hợp tỏi và dầu yên trong nồi khoảng 30 phút
  • Sử dụng miếng lọc giấy để lấy tinh dầu tỏi
  • Lọc và thu tinh dầu tỏi vào một chai hoặc lọ sạch là hoàn thành cách làm tinh dầu tỏi.

10Cách làm tinh dầu ngải cứu

Tinh dầu ngải cứu là một loại dầu chiết xuất từ cây ngải cứu. Ngải cứu được biết đến với nhiều công dụng hữu ích như kháng khuẩn, chống viêm và giảm căng thẳng. Tinh dầu ngải cứu thường được dùng để bảo vệ sức khỏe và làm dịu một số vấn đề tổn thương da và cơ thể.

Dưới đây là hướng dẫn cách làm tinh dầu ngải cứu chi tiết cho mẹ:

Nguyên liệu:

  • Lá ngải cứu: 10 lá
  • Đá lạnh: 1 ít
  • Nước suối: 1.5 lít
  • Bình thủy tinh: 1 cái
  • Chén: 1 cái
  • Bơm tiêm: 1 cái

Cách làm:

  • Ngâm lá ngải cứu trong nước từ 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn rồi rửa sạch
  • Cắt nhỏ lá ngải cứu, cho vào nồi và đổ đầy khoảng 1.5 lít
  • Đặt chén vào giữa nồi, đậy nắp ngược và cho 2 – 3 viên đá lạnh lên trên rồi đun với lửa nhỏ
  • Khi thấy đá tan hết, mẹ tiếp tục cho thêm đá và thực hiện trong khoảng 45 – 60 phút
  • Dùng bơm tiêm hút phần tinh dầu đọng lại trong chén.
  • Bảo quản tinh dầu ngải cứu trong lọ thủy tinh và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là hoàn thành.

Hướng dẫn mẹ cách làm tinh dầu tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe

11Cách làm tinh dầu quế

Tinh dầu quế được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tạo hương thơm và khử mùi. Đồng thời, tinh dầu quế còn được dùng để hỗ trợ tiêu hóa.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu quế để tự làm tại nhà theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu:

  • Quế: 5 – 10 thanh
  • Dầu ô liu: 100 ml
  • Bình thủy tinh: 1 cái
  • Vải sạch: 1 miếng

Cách làm:

  • Đổ dầu ô liu vào nồi và đun trên lửa nhỏ
  • Xếp các thanh quế vào nồi sao cho thấm đều dầu ô liu
  • Đun hỗn hợp từ 1 – 2 giờ rồi tắt bếp
  • Dùng miếng vải sạch chắt phần tinh dầu quế
  • Bảo quản tinh dầu trong bình thủy tinh tối màu và đặt ở nơi khô thoáng để giữ được lâu.

12Cách làm tinh dầu bạc hà

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, tinh dầu bạc hà có tác dụng giúp cho tinh thần thoải mái, cải thiện trí nhớ và giảm mệt mỏi. Bên cạnh những công dụng đó, tinh dầu từ bạc hà còn giúp chống viêm, giảm đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tâm trạng.

Sau đây là cách làm tinh dầu bạc hà:

Nguyên liệu:

  • Lá bạc hà: 300gr
  • Rượu làm từ ngũ cốc nồng độ từ 45-50 độ: 500 ml
  • Lọ thủy tinh
  • Vải lọc

Cách làm:

  • Lá bạc hà rửa sạch, phơi khô 1-2 ngày ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp
  • Cắt nhỏ, xé vụn lá bạc hà và cho vào lọ thủy tinh
  • Cho rượu vào lọ khuấy đều và đậy kín nắp
  • Đặt lọ ở nơi cao ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp và lắc đều lọ 2 lần/ngày
  • Sau khoảng 4 tuần, cho tinh dầu lọc qua sang một lọ thủy tinh khác nữa là hoàn thành.

13Cách làm tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có tác động làm giảm chất nhầy trên màng niêm mạc, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi. Ngoài việc giảm nghẹt mũi, tinh dầu khuynh diệp còn giúp tinh thần tỉnh táo hơn và làm dịu cơn đau đầu.

Mẹ có thể tham khảo cách làm tinh dầu khuynh diệp dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Lá khuynh diệp: 10 – 15 lá
  • Dầu ô liu: 240 ml
  • Muối: 1 ít
  • Vải sạch: 1 miếng
  • Lọ thủy tinh: 2 cái

Cách làm:

  • Rửa sạch lá khuynh diệp rồi nghiền với dầu ô liu theo tỉ lệ 1 : 4
  • Sau khi nghiền xong, mẹ cho lá khuynh diệp vào lọ và rắc một lớp muối mỏng lên bề mặt
  • Đổ dầu ô liu vào hỗn hợp khuynh diệp rồi đem ngâm khoảng 2 tuần
  • Dùng vải hoặc rây để lọc phần tinh dầu khuynh diệp
  • Cho tinh dầu vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh
  • Khi cần sử dụng, mẹ chỉ cần lấy 1 lượng nhỏ trong lọ.

14Cách làm tinh dầu hoa oải hương

Hoa oải hương được biết đến với công dụng cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thoải mái. Tinh dầu oải hương còn giúp giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn có tác dụng làm dịu các vấn đề về da và chữa lành vết thương.

Hướng dẫn cách làm tinh dầu hoa oải hương đơn giản:

Nguyên liệu:

  • Hoa oải hương: 5 – 6 bông
  • Dầu ô liu: 200 ml
  • Vitamin E: 1 viên
  • Lọ thủy tinh: 1 cái
  • Vải mỏng: 1 miếng

Cách làm:

  • Phơi khô hoa oải hương ở nơi thoáng mát khoảng 2 – 3 tuần
  • Bóp hoặc nghiền hoa oải hương thành từng miếng vụn rồi cho vào lọ thủy tinh
  • Cho dầu ô liu vào lọ và dùng túi ni lông trùm lên, sau đó đậy nắp thật kín
  • Đặt lọ thủy tinh ở nơi có ánh nắng từ 3 – 6 tuần để tinh dầu oải hương tiết ra nhanh hơn
  • Dùng miếng vải mỏng lọc hỗn hợp oải hương đã ngâm để tách dầu và bã ra riêng.
  • Đổ tinh dầu hoa oải hương vào lọ thủy tinh tối màu và bảo quản nơi thoáng mát là hoàn thành.

Gợi ý mẹ cách làm tinh dầu giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng

15Cách làm tinh dầu húng quế

Tinh dầu húng quế có tính kháng vi khuẩn và kháng nấm, giúp kích thích và hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện tinh thần và chăm sóc da tóc.

16Cách làm tinh dầu gấc

Gấc có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa nhiều beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác. Tinh dầu gấc thường được dùng để bảo vệ da khỏi tác động từ tia tử ngoại và góp phần giữ cho da khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách làm tinh dầu gấc cho bé nguyên chất đơn giản tại nhà:

Nguyên liệu:

  • 1 quả gấc.
  • 250ml dầu oliu nguyên chất

Cách làm:

  • Bổ đôi gấc, lấy hết phần hạt và cùi màu vàng
  • Sau đó, đem gấc cho vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 ngày
  • Lấy phần gấc đã tách hạt cho vào máy xay và xây nhuyễn
  • Cho dầu ô liu đã chuẩn bị vào chảo đã bắt lên bếp đun lửa khoảng 70 độ
  • Cho gấc đã xay nhuyễn vào chảo
  • Tiếp đến, đảo đều tay
  • Tắt bếp sau khoảng 30-40 phút
  • Đợi dầu nguội và lọc bỏ phần bã
  • Cuối cùng, cho dầu vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và dùng dần.

17Cách làm tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng không chỉ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa mà còn có khả năng giảm đau và chống viêm. Bên cạnh đó, tinh dầu gừng còn là một chất kích thích tuần hoàn hiệu quả, giúp tăng cường lưu thông máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

18Cách làm tinh dầu hoa nhài

Tinh dầu hoa nhài được chiết xuất từ hoa trắng của cây hoa nhài, có tác dụng kháng khuẩn, giảm triệu chứng trầm cảm và chống co thắt. Ngoài ra, tinh dầu hoa nhài còn hỗ trợ chữa lành vết thương, chăm sóc da và điều trị bệnh vẩy nến, cũng như giảm các triệu chứng mãn kinh.

Cách làm tinh dầu hoa nhài tự nhiên đơn giản tại nhà

Hi vọng rằng những gợi ý từ AVAKids về cách làm tinh dầu trên sẽ giúp các bà mẹ bỉm chọn lựa công thức phù hợp để chăm sóc và làm đẹp da một cách tự nhiên với tinh dầu.

Bảo Nghi tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Khắc Huy

Rate this post