Sữa ong chúa là cụm từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết kỹ lưỡng về những công dụng tuyệt vời của sản phẩm này đối với sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời sữa ong chúa có tác dụng gì, cách phân biệt sữa thật sữa giả và nguyên tắc bảo quản sữa ong chúa.
Sữa ong chúa có tác dụng gì?
Sữa ong chúa là hỗn hợp sền sệt được ong mật tiết ra để nuôi ong non và ong chúa. Sữa ong chúa được lấy và bán để bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày của con người. Cụ thể sữa ong chúa có tác dụng như sau:
Làm đẹp da, trị thâm
Sữa ong chúa có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ trung. Ngoài ra còn hỗ trợ tăng sinh collagen và bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Sữa ong chúa còn chứa nhiều protein và peptid giúp vết thương chóng lành, tái tạo da, làm mờ nám sạm và tàn nhang,…
Giảm khó chịu khi mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ hay bị khó chịu, nổi nóng do bị suy giảm nội tiết tố. Tuy nhiên khi bổ sung thêm khoảng 800mg sữa ong chúa mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng sẽ giảm đau lưng, bớt lo âu, cáu gắt hay sa sút trí nhớ,…
Cải thiện sinh lý nam – nữ
Sữa ong chúa có tác dụng tăng cường khả năng sinh lý vì có chứa chất kích thích tố sinh dục tự nhiên. Thực phẩm này còn chữa được cả chứng rối loạn cương dương ở các quý ông.
Điều hòa đường huyết
Sữa ong chúa làm giảm sự mất cân bằng oxi hóa và tình trạng viêm. Từ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin. Những người tiểu đường hoặc béo phì nên dùng sữa ong chúa có thể tăng độ nhạy của insulin lên và nhờ đó chức năng gan, tụy, mô sinh sản cũng được cải thiện.
Cải thiện khô mắt
Tác dụng này của sữa ong chúa không phải ai cũng biết. Thực phẩm này có tác dụng làm tăng sự tiết nước ở tuyến lệ. Vì vậy những ai bị khô mắt mãn tính nên dùng sữa ong chúa.
Giảm tác dụng phụ điều trị ung thư
Khi điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị sẽ dễ dẫn đến suy tim, đau dạ dày hay các vấn đề đường tiêu hóa. Sử dụng sữa ong chúa có thể giúp giảm tối đa những tác dụng phụ không mong muốn kể trên.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng đồng thời thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn. Nhờ đó hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể được nâng lên, chống lại sự xâm nhập của vi rút và vi khuẩn xấu.
Hỗ trợ chức năng não
Nghiên cứu đã cho thấy những con chuột bị gây cho stress rồi sau đó được điều trị lại bằng sữa ong chúa có tỉ lệ phục hồi khá tốt. Cụ thể mức độ hormone căng thẳng đã giảm đi và hệ thống thần kinh trung ương thì mạnh lên. Do đó có thể nói sữa ong chúa giúp tăng chức năng não bộ.
Mẹo phân biệt sữa ong chúa giả – thật
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp sữa ong chúa giả ngoài thị trường nhằm trục lợi bất chính. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hãy phân biệt sữa ong chúa thật giả theo các dấu hiệu sau:
- Về màu sắc sữa ong chúa thật có màu trắng ngà, rất đều màu có có độ óng ánh. Trong khi đó sữa ong chúa giả thường có màu vàng đậm hơn, màu sắc không đều, không có độ óng mà còn lợn cợn.
- Về hương vị sữa ong chúa thật có vị hơi chua, lợ, khi ăn vào miệng thì tan ngay. Ngược lại sữa ong chúa giả sẽ có bị đăng đắng và chua ngắt.
- Khả năng hòa tan của sữa ong chúa thật trong mật ong là rất tốt. Nhưng ở sữa ong chúa giả hoà vào mật ong sẽ không tan mà phân lớp và gần như không tan.
- Sau khi thoa lên da thì sữa ong chúa thật nhanh chóng khô lại tạo nên lớp màng mỏng. Khi lớp màng bị loại bỏ sẽ giúp bề mặt da trơn mềm và căng bóng. Trong khi đó ở sữa ong chúa giả sẽ không có điều này.
Các bảo quản sữa ong chúa
Để việc dùng sữa ong chúa mang lại hiệu quả cao nhất thì việc bảo quản là vô cùng cần thiết. Dưới đây là cách bảo quản sữa ong chúa ở dạng tươi và dạng viên:
- Sữa ong chúa dạng tươi: Đây là loại sữa chưa được qua xử lý bạn cần bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian sử dụng tối đa của loại sữa này là 1 đến 2 tháng. Nếu bạn đông đá và bảo quản trên ngăn đông thì thời gian sử dụng có thể lên đến 1 – 2 năm. Còn nếu chỉ đặt ở bên ngoài với nhiệt độ phòng thì chỉ dùng được 1 – 2 ngày.
- Sữa ong chúa dạng viên: Đây là loại sữa đã qua xử lý tạo thành viên nén cô đặc được sử dụng qua đường uống. Hãy tham khảo thêm cách sử dụng và cách cũng như hướng dẫn bảo quản ở trên bao bì. Với sản phẩm sữa ong chúa dạng viên bạn chỉ cần đặt ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời là được.
Tác dụng phụ của sữa ong chúa
Tuy là một thực phẩm có nhiều lợi ích và khá an toàn với hầu hết mọi người. Nhưng trong thành phần của sữa ong chúa vẫn tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định. Vì là sản phẩm do loài ong tạo ra nên những ai bị dị ứng với ong với phấn hoa cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Trước khi dùng sữa ong chúa hay các sản phẩm chế biến từ sữa ong chúa bạn cần có sự tìm hiểu và nhận tư vấn kỹ càng của người có chuyên môn.
Những đối tượng sau đây được khuyên không nên tiêu thụ sữa ong chúa:
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng sữa ong chúa. Đến tháng thứ 3 của thai ký bạn có thể dùng nhưng hãy xin tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ phụ trách mình trước.
- Những người mắc bệnh hen suyễn hoặc có tiền sử dị ứng với phấn hoa.
- Trẻ nhỏ dưới 13 tuổi nếu cơ thể phát triển bình thường không bị còi cọc hay suy dinh dưỡng thì không cần thiết phải dùng đến sữa ong chúa.
- Những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp.
- Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Ngoài các đối tượng kể trên thì người bình thường có thể dùng sữa ong chúa để chăm sóc sức khỏe và an tâm về sự lành tính của sản phẩm. Bạn có thể dùng theo lộ trình tháng, mỗi lộ trình kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng để đạt kết quả tối ưu.
Bài viết đã giúp bạn giải thích chi tiết cho thắc mắc sữa ong chúa có tác dụng gì. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Mặc dù sữa ong chúa rất tốt nhưng không vì thế mà lạm dụng chúng. Cần sử dụng với một liều lượng hợp lý, những ai bị dị ứng với các thành phần của sữa ong chúa tốt nhất là không nên dùng.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp