Dị ứng da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với bên ngoài. Việc xác định nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa.
Dị ứng da mặt là gì?
Khi bị ảnh hưởng từ các yếu tố gây hại bên ngoài, da mặt sẽ có phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể ở biểu bì để chống lại tác nhân gây bệnh và gây nên tình trạng da nổi mẩn đỏ, sần sùi hoặc ngứa rát liên tục… Người bệnh nếu gãi, chà xát sẽ càng khiến da ngày càng bị tổn thương sâu.
Tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh mà vùng da mặt bị dị ứng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Má, trán và cằm là những vùng da dễ bị dị ứng nhất, nhiều trường hợp dị ứng lan rộng ra cổ, tay chân.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra dị ứng da mặt, tuy nhiên đa số đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,…
Dị ứng do thời tiết
Dị ứng da mặt mà nhiều người mắc phải nhất chính là dị ứng thời tiết. Bệnh sẽ xuất hiện mỗi khi nhiệt độ thay đổi thất thường, đặc biệt là thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hay ngược lại.
Do da mặt mỏng manh và nhạy cảm nên nhiệt độ vừa thay đổi sẽ không kịp thích nghi cũng như không có sự bảo vệ tốt sẽ sinh ra phản ứng tiêu cực, thể hiện ở những nốt sần, ngứa,… Nếu bệnh nhân không kịp thời xử lý thì vùng da dị ứng càng lan rộng và mức độ dị ứng sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Dị ứng do mỹ phẩm
Da mặt dị ứng mỹ phẩm phải làm sao? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm do các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng, serum,… cùng nhiều loại đồ trang điểm như kem nền, phấn đều có thể gây dị ứng da mặt nếu trong mỹ phẩm có chứa thành phần gây kích ứng da hoặc do người dùng bảo quản mỹ phẩm không đúng cách.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp người dùng bị dị ứng da mặt khi mua và dùng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều corticoid như kem trộn, hàng giả gây tổn hại cho da tức thì hoặc về sau.
Dị ứng do thực phẩm
Theo thống kê, có đến 25% trường hợp dị ứng da mặt là do thực phẩm gây ra. Bệnh nhân ăn phải những thức ăn chứa chất gây dị ứng với hệ miễn dịch của cơ thể nên sinh ra phản ứng bộc phát trên da như ngứa, phù mạch ngoài da.
Do đó, bạn cần hạn chế một số loại thức ăn nếu muốn tránh bị dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá,…), măng, nấm, những thực phẩm giàu protein (trứng, thịt đỏ,…) cũng như các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.
Dị ứng do các yếu tố dị nguyên
Các yếu tố dị nguyên có khả năng gây ra dị ứng da trên cơ thể người, chẳng hạn như bụi, phấn hoa, lông thú cưng… Khi dị nguyên bám vào da mặt sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn tích tụ trên da khiến da bị viêm nhiễm gây ra dị ứng.
Trường hợp dị ứng da mặt do yếu tố dị nguyên chỉ cần bệnh nhân chú ý là có thể phòng tránh được.
Dị ứng do yếu tố cơ địa
So với người bình thường, những người có cơ địa nhạy cảm từ bé hoặc do di truyền từ bố mẹ có nguy cơ bị dị ứng da mặt hơn. Do hệ miễn dịch của da thường không khỏe nên rất dễ xảy ra phản ứng dị ứng.
Nếu bạn thuộc đối tượng kể trên thì cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc da, lựa chọn thực phẩm cũng như bảo vệ da đúng cách mới có thể hạn chế tối đa khả năng bị dị ứng.
Cách trị dị ứng da mặt hiệu quả
Ngay khi da mặt bị dị ứng, bạn cần áp dụng ngay những cách sau đây để “cấp cứu” làn da bị tổn thương tại nhà một cách hiệu quả.
Chăm sóc, phục hồi lại làn da
Da mặt bị dị ứng, nghĩa là nó đang bị tổn thương và đang rất yếu. Đặc biệt, thắc mắc bệnh nhân cần làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm sẽ được giải quyết khi bạn thực hiện những điều sau đây:
- Tạm ngưng các loại mỹ phẩm làm đẹp, để da được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, vệ sinh da sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý hai lần/ngày, giúp da được thông thoáng là góp phần cải thiện triệu chứng mẩn đỏ, sưng tấy cho da.
- Dùng các loại thảo dược có tính kháng viêm tốt như gừng, sả, lá chanh để xông da mặt, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa lan rộng tổn thương.
- Tăng cường bổ sung nước cũng như các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho da (rau xanh, trái cây), giúp da tăng cường hệ miễn dịch cũng như cải thiện sức khỏe cho da.
Đắp mặt nạ thiên nhiên chữa dị ứng da mặt
Đắp mặt nạ là một trong những giải pháp giúp da hạn chế dị ứng. Bệnh nhân nên chọn các loại mặt nạ từ nha đam, khổ qua hay mật ong,… vì chúng có chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất sẽ mang lại công dụng giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da. Đồng thời, đắp mặt nạ thiên nhiên còn cung cấp thêm dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da ngày càng mịn màng.
Nha đam
Trong nha đam có chứa glycoprotein tác dụng ức chế các phản ứng histamine và giải dị ứng rất tốt. Mặt khác, nha đam còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi làn da sau tổn thương hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lớp mỏng;
- Đắp nha đam lên vùng da bị dị ứng, nằm thư giãn trong 15 phút;
- Rửa sạch mặt bằng nước sạch/nước ấm.
Thực hiện mặt nạ nha đam hai lần/tuần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da, đồng thời còn dưỡng da mịn màng hơn.
Khổ qua
Công dụng của khổ qua là làm mát da, giảm viêm, phục hồi lại làn da khỏe mạnh nên từ lâu nha đam đã được dùng như cách trị dị ứng da mặt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hai trái khổ qua, ngâm vào nước muối loãng khoảng 20 phút, sau đó vớt ra để ráo;
- Thái nhỏ khổ qua rồi cho vào nấu sôi cùng một lít nước trong 15 phút, sau đó lọc lấy nước;
- Chờ nước khổ qua nguội lại, còn âm ấm thì dùng rửa nhẹ vùng da bị dị ứng;
- Giữ nguyên trên da khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
Bột yến mạch
Nếu chưa biết da bị dị ứng mỹ phẩm phải làm sao thì bạn có thể áp dụng phương pháp đắp mặt nạ bột yến mạch để làm dịu nhanh cơn ngứa, kháng viêm và chống oxy hóa.
Cách thực hiện:
- Trộn hỗn hợp yến mạch và nước theo tỉ lệ 1:1 (một chén yến mạch và một lít nước), sau đó dùng hỗn hợp này thoa lên da và massage nhẹ nhàng trong 5 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da;
- Vệ sinh da mặt sạch lại bằng nước ấm.
Thực hiện đều đặn mặt nạ bột yến mạch hai lần/tuần làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da, đồng thời giúp da mặt sáng mịn hơn.
Dùng thuốc điều trị
Với những trường hợp dị ứng mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng chăm sóc da hoặc đắp mặt nạ thiên nhiên tại nhà. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Loại thuốc này được dùng khá phổ biến trong những trường hợp dị ứng có mụn trứng cá, mang lại tác dụng giảm viêm và ức chế vi khuẩn P. acnes.
- Thuốc kháng sinh histamin H1: Thuốc này công dụng là ức chế histamin ở dạng thụ thể H1, làm giảm nhanh những triệu chứng dị ứng trên da mặt.
- Thuốc chứa Corticoid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống dị ứng và giảm viêm nhanh, chỉ nên dùng trong những trường hợp da bị viêm sưng nặng. Do thuốc bôi này có thể gây mỏng da nên tránh lạm dụng nó để tránh hậu quả đáng tiếc.
- Thuốc ức chế Calcineurin (Pimecrolimus, Tacrolimus): Loại thuốc này có cơ chế hoạt động tác động lên tế bào lympho T để ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da như viêm, sưng và ngứa. Lưu ý dùng thuốc này rất cẩn trọng vì tác dụng phụ là có khả năng gây ung thư da.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn yên tâm hơn nếu không may bị dị ứng da mặt, đặc biệt là thắc mắc phải làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên bạn hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng xấu xí, khó chịu trên mặt.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp