Tuyệt chiêu 5 cách trị nám bằng nha đam dễ làm, hiệu quả cao

Tác dụng phụ khi chữa nám da mặt bằng cây lô hội

Có rất ít rủi ro khi sử dụng nha đam để trị nám hay giảm sự xuất hiện của làn da bị tăng sắc tố. Tuy nhiên, nha đam có thể không làm giảm hoàn toàn các đốm đen trên da và cũng có 1 số người bị dị ứng với nó. Nếu bạn gặp tình trạng phát ban hoặc da bị kích ứng, hãy lập tức ngưng sử dụng và gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám càng sớm càng tốt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Ung thư tế bào hắc tố hay nám da, phân biệt thế nào?

Những điều cần nhớ khi trị nám bằng nha đam

  • Bôi kem chống nắng là điều cốt lõi để bảo vệ làn da bị nám khỏi việc tăng sắc tố da. Bạn cũng cần mặc thêm quần áo chống nắng khi ra ngoài.
  • Không nên dùng vỏ xanh của nha đam để đắp mặt vì sẽ gây ngứa rát và kích ứng cho da.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều nha đam vì sẽ khiến làn da bị bào mòn nhanh chóng thay vì tái tạo tế bào mới. Đặc biệt là khi bạn kết hợp công thức nha đam với chanh để trị nám thì sẽ khiến làn da rất dễ bị bắt nắng. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng từ 2-3 lần/ tuần và luôn nhớ rửa mặt sau khi thoa nha đam để tránh việc nha đam còn sót lại, gây bít tắc lỗ chân lông và dễ sinh mụn.
  • Ở giữa phần lá xanh và thịt là nhựa nha đam và bạn không được sử dụng phần này để đắp lên mặt. Nhựa nha đam sẽ tích tụ độc tố trên da, đồng thời sản sinh các sắc tố melanin khiến da bị nám nặng hơn.
  • Không nên đắp mặt nạ nha đam qua đêm vì các chất dịch trong nha đam sẽ khiến da bị tắc lỗ chân lông. Từ đó, làn da sẽ dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc lâu với không khí và sinh ra các chất có hại cho làn da.

Nha đam là nguyên liệu trị nám có sẵn, dễ tìm. Phương pháp trị nám bằng nha đam sẽ giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, xóa mờ các vết thâm nám. Tuy nhiên, vì nha đam vẫn là một nguyên liệu thiên nhiên lành tính, do đó hiệu quả trị nám có thể mất khoảng thời gian dài để bạn cảm nhận được.

Rate this post