Q&A: Cấy phấn có gây bít tắc cho da hay không?

Q&A: Cấy phấn có gây bít tắc cho da hay không?

Phương pháp cấy phấn đang là chủ đề được nhiều phái đẹp Việt quan tâm. Và Sakura Việt Nam sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc thông qua đội ngũ chuyên gia của nhãn hàng. Cùng lắng nghe chia sẻ của Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Hoàng Thiên Kim về việc cấy phấn có gây bít tắc cho da hay không?

Hỏi: Chào Bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, da mặt dầu và có mụn. Da em hơi ngăm nên khi biết về phương pháp cấy phấn em muốn làm cho da trắng lên. Nhưng em không biết người có da mụn như em khi sử dụng thì có an toàn hay không? Tại em thấy nó giống như mình trang điểm phấn lên da vậy. Nên sợ nó gây tắc nghẽn da, mụn sẽ nổi nhiều hơn. Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ ạ. Em cám ơn Bác sĩ nhiều”.

Đáp: Bác sĩ Kim chào bạn, nhận được âu hỏi của bạn, Bác sĩ Kim rất vui vì đây cũng là chủ đề mà tôi định sẽ chia sẻ với các bạn sau bài viết về cấy phấn. Do đó, nhân câu hỏi của bạn, tôi sẽ nói rõ hơn về vấn đề này để cho bạn và nhiều bạn nữ khác đang có ý định sử dụng biện pháp này được hiểu rõ hơn nữa nhé.

Ở bài viết trước, tôi đã chia sẻ rằng, phương pháp cấy phấn sẽ an toàn nếu đảm bảo quy trình tiến hành, liều lượng TiO2 sử dụng, cũng như tay nghề của y bác sĩ đủ vững. Ngược lại thì nó cũng sẽ gây những biến chứng như mọi phương pháp khác từ trước đến nay.

Có nên sử dụng biện pháp cấy phấn cho da đang bị mụn hay không?

Như chúng ta đã biết, cấy phấn là sử dụng các biện pháp, liệu trình để đẩy TiO2 vào lớp thượng bì của da, từ đó giúp da lưu giữ được vẻ trắng sáng trong một thời gian dài (khác với trang điểm hay sử dụng phấn nền).

Do đó, nếu nhìn theo con mắt thường thấy thì nó cũng giống như một phương pháp “trang điểm” ch da. Và đó cũng chính là nỗi lo mà những người bị da mụn lo lắng. Cho đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất rằng liệu phương pháp này có gây bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn hay không. Nhưng để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng không đáng có cho làn da mụn, thì tốt nhất các bạn không nên sử dụng phương pháp này khi da đang bị mụn. Trừ trường hợp, liệu pháp có kết hợp với các chất trị mụn và được thực hiện bằng các chuyên gia có tay nghề cao. Nhưng chắc chắn giá thành nó sẽ rất cao.

Cấy phấn có trị nám, sạm da được hay không?

Cơ chế của phương pháp này chỉ là sử dụng các liệu trình, thiết bị hiện đại và đẩy TiO2 sâu vào da và giúp da sáng dần lên. Và dĩ nhiên nó chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó nếu muốn da tiếp tục trắng thì bạn lại phải tái cấy phấn.

Như vậy, cấy phấn không có khả năng ngăn chặn hay loại bỏ những vết chân nám, hắc tố nằm sâu trong da. Nó cũng không có khả năng ngăn chặn melanin sản sinh trong da – nguyên nhân gây nên các tình trạng như nám, sạm, tàn nhang. Nó đơn thuần chỉ là “tạo lớp nền” với sự hiện đại của khoa học và y khoa mà thôi, nó chỉ có thể giúp màu da bên ngoài sáng hơn, đều màu và tươi tắn hơn. Chứ không có khả năng loại bỏ chân nám.

Trên đây là những giải đáp của Bác sĩ Kim về phương pháp cấy phấn từ yêu cầu của bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các bạn, cũng như giúp các bạn tích lũy cho mình được những kiến thức làm đẹp hữu ích.

Rate this post