Nguyên nhân khiến da khô bị mụn
Da khô bị mụn thường dễ xuất hiện trên nền da thiếu ẩm hay bong tróc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số tác nhân chính khiến làn da khô hay gặp phải tình trạng mụn tái diễn thường xuyên.
Da không được cấp ẩm đầy đủ
Da của chúng ta được bảo vệ và cung cấp độ ẩm bởi nước (hydro) và dầu (lipid). Lớp lipid hoạt động như một tấm màng bảo vệ, giúp ngăn chặn vi khuẩn, nấm và duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, khi da không đủ ẩm, lớp lipid sẽ bị phá vỡ, không thể bảo vệ da và khả năng tạo tế bào mới giảm đi. Kết quả là da sẽ trở nên khô, ngứa và dễ bị viêm nhiễm, nổi mụn do vi khuẩn tấn công.
Đồng thời, khi da thiếu ẩm, tự nhiên da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để cố gắng bù đắp cho sự mất nước. Lúc này, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da khi lớp lipid đã mất kết hợp với sự tiết dầu ồ ạt như vậy có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng mụn kéo dài.
Da khô bị mụn do không được cấp ẩm đủ (Nguồn: Internet)
Da khô bị mụn do không tẩy tế bào chết thường xuyên
Khi bạn không tẩy tế bào chết đều đặn, lớp da chết có thể bám lại trên bề mặt da. Điều này làm cho da trở nên xỉn màu, kém rạng rỡ và không đều màu. Tế bào chết kết hợp với dầu và bụi bẩn còn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này, dầu và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt bên trong, gây ra mụn trứng cá và mụn viêm ồ ạt trên da.
Sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp khiến da khô nổi mụn
Mỗi người có loại da khác nhau, do đó, thành phần dưỡng ẩm có thể phù hợp với một số người nhưng không thích hợp với người khác. Ví dụ như mineral oil thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm và tạo một lớp bảo vệ trên da. Tuy nhiên, nếu bạn có da dầu hoặc da khô bị mụn, mineral oil có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Vì thế, những ai có nền da khô thì cần tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần kể trên.
Ngoài ra, việc dùng kem dưỡng ẩm ban đêm cho bạn ngày cũng là một nguyên nhân khiến mụn hình thành trên da khô. Bởi lớp kem dưỡng ban đêm thường dày và nhiều dưỡng chất có thể làm da “khó thở”, tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn và ô nhiễm môi trường bám vào da. Điều này có thể gây kích ứng, mụn và tình trạng da không đều màu xảy ra.
Dùng kem dưỡng ẩm không phù hợp cũng gây mụn trên da khô (Nguồn: Internet)
Da khô bị mụn do không tẩy trang kỹ
Trong một ngày, da tiếp xúc với ô nhiễm, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Nếu không tẩy trang, các chất này có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến mụn và tình trạng viêm nhiễm.
Trong các loại mỹ phẩm cũng có thể chứa các chất có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi bạn không tẩy trang sau ngày dài, mỹ phẩm và dầu thừa sẽ bám lại trên da, làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mụn.
Căng thẳng, stress, mụn nội tiết
Căng thẳng và stress có thể góp phần vào tình trạng mụn trên da. Khi bạn trải qua cảm xúc tiêu cực, cơ thể sản xuất hormone cortisol gây ra sự mở rộng của tuyến dầu và tăng tiết bã nhờn trên da. Điều này khiến lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn và gây ra mụn.
Nếu da khô bị mụn không phải do các nguyên nhân kể trên, bạn có thể nghĩ đến nguyên do mụn nội tiết. Sự tăng cao của nội tiết tố Androgen ở phụ nữ hoặc sự tăng cao của nội tiết tố Estrogen ở nam giới góp phần vào việc tăng tiết dầu và bã nhờn trên da, dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc và mụn viêm hình thành.
Mụn nội tiết trên da khô vào giai đoạn dậy thì (Nguồn: Internet)
Quy trình chăm sóc da khô bị mụn đúng chuẩn khoa học
Da khô bị mụn cần được chăm sóc đúng cách và khoa học để không làm tình trạng mụn tiếp diễn trầm trọng hơn. Vì thế, ngoài việc lựa chọn các sản phẩm làm đẹp phù hợp, bạn cũng cần tham khảo quy trình skincare cho da khô có mụn hiệu quả như bên dưới đây:
Bước 1: Làm sạch sâu da với nước tẩy trang
Làm sạch da là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da, đặc biệt đối với da khô mụn. Đối với nền da này, bạn nên lựa chọn dầu tẩy trang hoặc sáp tẩy trang thay vì các sản phẩm có thành phần hoạt tính mạnh. Những sản phẩm nói trên giúp làm sạch sâu và loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, mỹ phẩm và dầu thừa trên da một cách nhẹ nhàng, đồng thời cũng cung cấp độ ẩm cho da.
Lấy một lượng nhỏ dầu tẩy trang hoặc sáp tẩy trang ra lòng bàn tay ( khoảng 5 – 6 giọt là đủ), sau đó, xoa nhẹ nhàng trong lòng bàn tay để làm ấm sản phẩm rồi thoa lên da và massage nhẹ nhàng trong vòng 1 – 2 phút. Rửa sạch da lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn dầu tẩy trang cùng với bụi bẩn và tạp chất trên da.
Làm sạch da kỹ càng bằng nước tẩy trang (Nguồn: Internet)
Bước 2: Rửa mặt với sữa rửa mặt cho da khô bị mụn
Sữa rửa mặt lý tưởng cho da khô mụn là sản phẩm có tính dịu nhẹ và không chứa hóa chất gây kích ứng và có khả năng cung cấp độ ẩm cho da. Sau khi tẩy trang, bạn dùng sữa rửa mặt đúng cách cho da như sau:
- – Làm ướt mặt bằng nước ấm.
- – Lấy một lượng nhỏ sữa rửa mặt và thoa lên lòng bàn tay hoặc sử dụng trực tiếp trên mặt.
- – Nhẹ nhàng massage da mặt bằng các động tác tròn nhẹ, tránh cọ xát quá mạnh.
- – Rửa sạch bằng nước ấm và lau khô da bằng khăn mềm.
Bạn nên duy trì thói quen rửa mặt cho da khô bị mụn hai lần trong ngày, vào buổi tối và sáng sớm. Điều này sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên da hiệu quả hơn.
Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da khô (Nguồn: Internet)
Bước 3: Tẩy tế bào chết cho da khô bị mụn
Tẩy tế bào chết là một bước cần thiết để giúp loại bỏ lớp da chết và làm sạch sâu lỗ chân lông. Đối với da khô mụn, bạn nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, không gây kích ứng da và cung cấp độ ẩm tối ưu cho da. Có thể chọn các loại có chứa thành phần như axit hyaluronic, lactic acid, hoặc enzyme tẩy tế bào chết tự nhiên.
Bạn nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Tránh cọ xát quá mạnh hoặc tẩy tế bào chết quá thường xuyên, vì điều này có thể gây tổn thương da và làm khô da hơn. Tẩy tế bào chết nên được thực hiện một đến hai lần mỗi tuần để giúp lỗ chân lông sạch sẽ. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cảm giác của da và điều chỉnh tần suất sử dụng nếu da cảm thấy quá khô hoặc kích ứng.
Tẩy da chết cho da khô định kỳ để ngừa mụn (Nguồn: Internet)
Bước 4: Cân bằng da với toner cho da khô mụn
Toner là bước quan trọng để hoàn thiện quá trình làm sạch da và chuẩn bị da cho các bước dưỡng da tiếp theo. Thoa toner sau khi làm sạch da giúp cân bằng độ pH và tiếp tục loại bỏ tạp chất còn sót lại trên da. Ngoài ra, toner cũng có thể cung cấp dưỡng chất và dưỡng ẩm cho da, giúp da khô bị mụn trở nên mềm mại và săn chắc hơn. Bạn cần chọn toner phù hợp với da. Tránh sử dụng toner có cồn hoặc thành phần gây kích ứng da.
Bạn nên dùng bông tẩy trang để thấm một lượng toner và thoa đều lên da. Sử dụng đầu ngón tay nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên da để giúp toner được hấp thụ tốt hơn và cung cấp các tinh chất cho da. Kỹ thuật này cũng giúp kích thích tuần hoàn máu hiệu quả.
Thoa toner để cân bằng pH cho da (Nguồn: Internet)
Bước 5: Đắp mặt nạ đặc trị mụn cho da khô
Đắp mặt nạ trị mụn là một phương pháp hiệu quả cũng được khuyến khích để làm dịu và giảm thiểu mụn trên da khô. Dưới đây là một số loại mặt nạ phổ biến và phù hợp cho da khô bị mụn mà bạn nên tham khảo:
- – Mặt nạ bọt chứa lưu huỳnh và đất sét khoáng: Loại mặt nạ này thích hợp cho mụn đầu đen. Lưu huỳnh có tính kháng vi khuẩn và giúp làm sạch lỗ chân lông, trong khi đất sét khoáng giúp kiềm dầu và làm sạch da. Mặt nạ bọt này còn giúp hấp thụ dầu thừa và tạp chất trên da.
- – Mặt nạ chứa axit salicylic: Axit salicylic là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị mụn. Loại mặt nạ này thích hợp cho mụn mủ và mụn viêm. Axit salicylic có khả năng thâm nhập vào lỗ chân lông, làm sạch bã nhờn và tế bào chết tích tụ, giúp giảm vi khuẩn và giảm viêm.
Khi sử dụng mặt nạ trị mụn, hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và không để mặt nạ trên da quá lâu. Đối với da khô mụn, bạn nên ưu tiên mặt nạ có thành phần dưỡng ẩm để tránh làm khô da thêm nữa.
Dùng mặt nạ đặc trị mụn cho da khô (Nguồn: Internet)
Bước 6: Bôi kem dưỡng ẩm dành cho da khô bị mụn
Mỗi người có da và tình trạng da khác nhau, do đó, đối với làn da khô bị mụn, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần và đặc tính của sản phẩm dưỡng ẩm trước khi sử dụng.
Thực tế, sản phẩm skincare cho da khô mụn nên có kết cấu mỏng, không gây cảm giác nặng và bết dính trên da. Điều này giúp kem dễ dàng thẩm thấu vào da mà không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, bảng thành phần của sản phẩm cũng không nên chứa silicone, dầu khoáng và hương liệu bởi các hoạt chất này gây tắc nghẽn lỗ chân lông và kích ứng da, đặc biệt là đối với da mụn.
Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp nền da khô mụn (Nguồn: Internet)
Bước 7: Thoa sản phẩm đặc trị mụn cho da khô
Sau khi đã làm sạch và dưỡng ẩm da, bạn có thể sử dụng các kem trị mụn cho da khô để giúp giảm viêm, kiểm soát mụn và cải thiện tình trạng da. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng một lượng kem trị mụn nhỏ đủ để thoa lên các vùng mụn hoặc vùng da có vấn đề. Tránh thoa quá nhiều sản phẩm lên da, vì điều này có thể làm khô da hoặc gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Hãy để kem trị mụn trên da trong khoảng 2 – 3 tiếng hoặc theo hướng dẫn của sản phẩm. Kem trị mụn thường có thành phần chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp giảm viêm và kiểm soát mụn tốt hơn.
Thoa kem trị mụn cho da khô (Nguồn: Internet)
Bước 8: Thoa kem chống nắng bảo vệ da
Thoa kem chống nắng là bước quan trọng cuối cùng trong quy trình chăm sóc da khô bị mụn hàng ngày. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV gây tổn thương, như tia UVA và UVB. Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh nắng khoảng 15 – 30 phút. Hãy đảm bảo thoa đều kem lên da và không bỏ sót bất kỳ vùng nào, bao gồm cả vùng da mặt, cổ, tai và các bộ phận khác mà bạn muốn bảo vệ khỏi tác động của tia UV.
Thoa kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả (Nguồn: Internet)
Những sai lầm khi chăm sóc da khô bị mụn
Việc điều trị da khô bị mụn có thể kéo dài nếu bạn mắc phải những sai lầm sau đây trong quá trình chăm sóc da:
- – Thường xuyên nặn mụn bằng tay: Nặn mụn không đúng cách có thể khiến lớp hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ và gây tổn thương cho tế bào da xung quanh. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây viêm nhiễm và nguy cơ hình thành