Bị chó dại cắn có sao không? Tiêm phòng có khỏi không?

Bị chó dại cắn có sao không? Tiêm phòng có khỏi không?

Mùa nắng nóng, nền nhiệt cao hơn mức trung bình có thể khiến các con vật trung gian truyền bệnh dại phổ biến như chó thường không hoạt động trong những tháng lạnh, có xu hướng hoạt động tích cực hơn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh, cả trong và giữa các loài, đặc biệt là sự tiếp xúc giữa chó dại với con người, bởi chó là loài động vật gần gũi, quen thuộc với con người trên toàn cầu. Nếu bị chó dại cắn có nguy hiểm đến tính mạng không? Tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn có còn hiệu quả không?

BS Phạm Văn Phú – Quản lý Y khoa Khu vực Đông Nam Bộ 2, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại sau khi bị chó dại cắn bằng cách sơ cứu và điều trị dự phòng tích cực sau phơi nhiễm bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tuy nhiên, việc dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả hơn. Dự phòng trước phơi nhiễm giúp bảo vệ nguy cơ phơi nhiễm ngoài ý muốn, số liều vắc xin phòng chống dại đã được giảm xuống chỉ còn ba liều so với năm liều khi dự phòng sau phơi nhiễm. Theo nghiên cứu về phân tích chi phí điều trị dự phòng bệnh dại ở Ấn Độ, chi phí dự phòng trước phơi nhiễm ít hơn 20 lần so với dự phòng sau phơi nhiễm.”

bị chó dại cắn có sao không

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại (được biết đến với tên gọi quốc tế là Rabies) là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Virus gây bệnh dại thường gây một số biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm trùng não và nhiều vấn đề về thần kinh,…

Thời gian ủ bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau, nhanh thì sau 7 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh dại. Đa phần bệnh nhân sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh sau khoảng 1 – 2 tháng kể từ khi bị chó nhiễm virus dại cắn. Thậm chí, nhiều trường hợp phải chờ tới 1 năm kể từ khi bị chó dại cắn thì mới thấy triệu chứng bệnh.

bị chó dại cắn
Bệnh dại thường được giới y học ví như “viên đạn luôn trúng đích”, bởi bệnh dại gây ra nguy cơ tử vong khi phát bệnh lên đến 100%

Bị chó dại cắn có sao không?

CÓ, THẬM CHÍ VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG. Khi bị chó dại cắn, người bị cắn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và đòi hỏi sự chăm sóc y tế kịp thời. Chó dại khi cắn người có thể truyền virus dại thông qua nước bọt, đi vào vết thương, nhân lên tại chỗ và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh, gây viêm não, tổn thương thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài nguy cơ gây tử vong với tỷ lệ 100% khi phát bệnh (1), người bị chó dại cắn cũng đối diện với các tình trạng tổn thương vật lý nghiêm trọng như rách cơ, gân, mạch máu và mô xung quanh,… gây ra cảm giác nhức nhói, đau đớn và khó chịu.

bị chó dại cắn tiêm phòng có khỏi không
Số lượng thú cưng được nuôi (đặc biệt tại các thành phố lớn) tăng đều qua mỗi năm từ 15-20%, khiến nguy cơ bị chó cắn, mắc bệnh dại và tử vong tăng cao

Bị chó dại cắn có biểu hiện gì?

Sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn có nguy cơ mắc bệnh dại rất cao. Bệnh có thể phát triển thành một trong hai dạng chính là thể hung dữ (thể cuồng) và thể liệt (2). Thông thường, hầu hết người bị chẩn đoán bị dại đều mắc thể cuồng của bệnh dại, họ phải trải qua những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng và khủng khiếp.

Cụ thể, khi mắc bệnh dại dạng cuồng, bệnh nhân có thể gặp phải các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, ngứa ngáy và có cảm giác bỏng hoặc châm chích tại vị trí bị cắn. Sau vài ngày, triệu chứng của bệnh dại tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn khi virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây ra ảo giác, tâm trạng lo lắng, khó kiểm soát hành vi, thay đổi tính tình, dị giác và giật cơ ở nơi bị cắn. Bên cạnh đó, người bị cắn thường xuất hiện tình trạng sợ sệt khi tiếp xúc với nước, gió, ánh sáng hay tiếng ồn. Sau đó, người bệnh có thể tăng tiết nước bọt, sủi bọt ở miệng, tê liệt cơ bắp, khó thở và cuối cùng là tử vong do ngừng tim và ngừng hô hấp.

Các trường hợp người bệnh mắc bệnh dại thể liệt, họ thường có triệu chứng tê liệt cơ bắp. Sau một thời gian, bệnh nhân không có triệu chứng sợ nước, có thể rơi vào tình trạng hôn mê từ từ, yếu cơ, liệt cơ, mất cảm giác và có thể tử vong bất cứ lúc nào do liệt hô hấp. Vì vậy, nếu bị chó dại cắn, quan trọng để tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ và tác động của bệnh dại.

biểu hiện khi bị chó dại cắn
Ở thời kỳ toàn phát, có đến 70 – 80% bệnh nhân bị mắc dại ở thể hung dữ

Cần làm gì khi bị chó dại cắn?

Bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, ngay cả khi vết thương không quá nghiêm trọng, nguy cơ lây nhiễm virus dại, mắc bệnh và tử vong là rất cao. Vì vậy, sau khi bị chó dại cắn, việc sơ cứu nhanh chóng và đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Có thể tham khảo một số thao tác cần làm khi bị chó dại cắn như sau:

  • Kiểm tra vùng bị cắn: Đánh giá mức độ tổn thương của vết cắn. Nếu vết thương nặng hoặc chảy máu nhiều, có thể dùng băng hoặc gạc sạch đặt, ép lên vết thương để cầm máu..
  • Làm sạch vết thương: Rửa sạch vết thương bằng nước lạnh và xà phòng dưới vòi nước sạch chảy liên tục khoảng 15 phút để loại bỏ mầm bệnh. Sử dụng bông và nước sạch để rửa nhẹ nhàng vết thương, tránh chà xát mạnh. Loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông có thể có trên vết thương.
  • Sử dụng thuốc sát trùng: Sử dụng thuốc sát trùng như cồn để làm sạch vết cắn và sát khuẩn. Thoa một lượng nhỏ thuốc sát trùng lên vết thương và thổi nhẹ để tránh gây đau nhức.
  • Chăm sóc vết thương: Tránh tiếp xúc với nước, đất cát và môi trường ô nhiễm để tránh các nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng trực khuẩn uốn ván.
  • Sau đó, nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, kiểm tra và tiêm phòng sau phơi nhiễm.
vệ sinh vết thương khi bị chó dại cắn
Sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể giảm nguy cơ lây nhiễm virus dại và tăng cơ hội phục hồi một cách an toàn

Bị chó dại cắn tiêm phòng có khỏi không?

CÓ THỂ. Nếu sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn được sơ cứu vết thương nhanh chóng, đúng cách, được tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm và huyết thanh kháng dại kịp thời theo chỉ định của bác sĩ, khả năng cao sẽ không bị mắc bệnh dại.

Theo 8 nghiên cứu gần nhất về hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm của Suntharasamai (1986); Chutivongse (1988, 1990); Sehgal (1994); Jaijaroensup (1998); Wang (2000); Quiambao (2008, 2009), 100% bệnh nhân được sống sót sau khi dự phòng sau phơi nhiễm với vết thương độ III được xác định bị cắn bởi thú vật nhiễm bệnh dại.

Phác đồ tiêm phòng bệnh dại

Đối với trẻ đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm, cần được tiêm vắc xin phòng dại theo lịch tiêm 2 mũi như sau:

Tên vắc xin Phòng bệnh Đường dùng Tổng số mũi Liều lượng Lịch tiêm Verorab (Pháp)/ Abhayrab (Ấn Độ) Dại Tiêm bắp 2 mũi 0,5 ml/1 mũi N0 – N3 Tiêm trong da 0,1 ml/1 mũi

Đối với trẻ chưa tiêm dự phòng trước phơi nhiễm, cần được theo dõi tình trạng vết thương và tình trạng con vật để đưa ra chỉ định tiêm vắc xin phòng dại với lịch tiêm phù hợp. Cụ thể:

Bất kể tình trạng con vật sống sau 10 ngày theo dõi hoặc không theo dõi hoặc bệnh hoặc chết:

  • Tiêm bắp 4 mũi với liều lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N7 – N21. Trong đó, N0 tiêm 2 mũi ở 2 chi khác nhau. Hoặc:
  • Tiêm trong da 8 mũi với liều lượng 0,1 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28. Trong đó, mỗi ngày tiêm 2 mũi ở 2 vị trí khác nhau.

Trường hợp con vật sống sau 10 ngày theo dõi:

  • Tiêm bắp 4 liều với liều lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

Trường hợp con vật chết, bệnh, không theo dõi được; vết thương nặng, sâu, nhiều vệt, gần thần kinh trung ương/vùng có nhiều dây thần kinh…:

  • Tiêm bắp 5 mũi với liệu lượng 0,5 ml/ 1 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28

Lưu ý:

  • Tiêm bắp vùng cơ Delta hoặc vùng cơ tứ đầu đùi (⅓ giữa trước mặt ngoài đùi);
  • Tiêm trong da vùng cơ Delta hoặc vùng bụng (⅓ giữa) hoặc vùng đùi (⅓ giữa trước mặt ngoài) hoặc vùng xương bả vai phía sau;
  • Ưu tiên áp dụng phác đồ tiêm bắp cho trẻ;
  • Không tiêm vào mông.

Tiêm phòng uốn ván

Trong trường hợp trẻ bị chó cắn, thường không sử dụng mũi tiêm uốn ván, trừ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm bẩn với đất, tình trạng vết thương hở, sâu, nặng và trẻ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó. Phác đồ tiêm uốn ván cho trẻ sau khi bị chó cắn như sau:

Lịch sử chủng ngừa uốn ván Thời gian liều cuối Tình trạng vết thương Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) < 3 mũi hoặc không rõ lịch sử chủng ngừa uốn ván Không rõ Bất kể tình trạng – Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên sau khi bị chó cắn

– Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1

– Mũi 3: 2 tháng sau khi tiêm mũi 2

– Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3

– Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể

3 mũi < 5 năm Nhỏ và sạch Không cần tiêm Bẩn/nguy cơ – Nếu đã tiêm 3 mũi trước đó: Tiêm 01 mũi (cách mũi trước đó ít nhất 6 tháng)

– Nếu đã tiêm 4 mũi trước đó: Không cần tiêm

– Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể

5 năm Nhỏ và sạch Tiêm 01 mũi sau khi bị chó cắn và tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể Bẩn/nguy cơ

người mắc bệnh dại
Mặc dù đã có vắc xin dại, tại Việt Nam vẫn còn 50 – 100 ca tử vong do bệnh dại hàng năm, cùng hàng trăm nghìn ca phơi nhiễm với bệnh dại

Khi bị chó dại cắn, cần giữ bình tĩnh để tránh tình huống trở nên tệ hơn và giảm nguy cơ chó tiếp tục tấn công. Tiến hành kiểm tra vết thương để đánh giá mức độ tổn thương và cầm máu, đồng thời rửa sạch vết thương bằng nước lạnh và xà phòng, loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông. Sử dụng thuốc sát trùng như cồn, oxy già để làm sạch vết chó cắn và sát khuẩn. Nếu vết thương chảy máu, cần cầm máu bằng cách đặt miếng gạc y tế và nén cho đến khi máu ngừng chảy. Nhờ người bắt nhốt chó sau khi cắn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, sơ cứu và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời.

Rate this post