Bạn từng nghĩ làn da mình thuộc da thường khỏe mạnh và ít gặp các vấn đề bệnh lý về da, nhưng cứ đến mùa hanh khô làn da vùng xương hàm, các khớp khủy tay, cẳng chân lại càng khô, bong tróc, thậm chí sưng đỏ da. Đó là lúc, bạn nên bắt đầu với cách dưỡng da mùa hanh khô chuẩn chỉnh từ các chuyên gia da liễu ngay thôi.
Các vấn đề về da vào mùa hanh khô
Nếu ở châu Âu vào mùa đông thường xuất hiện vấn đề về da như Winter rash (tạm dịch: dị ứng mùa đông). Ở Việt Nam khi vào mùa hanh khô, diễn ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10. Đây là thời điểm làn da thường khô ráp, bong tróc, nốt ửng đỏ. Trước khi tìm hiểu về những cách dưỡng da mùa hanh khô, bạn nên nhận biết các loại bệnh lý về da.
Thời tiết có thể tác động phá vỡ hàng rào bảo vệ da
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện da liễu TP.HCM có chỉ ra những biểu hiện của các loại bệnh lý về da mùa hanh khô:
Viêm da cơ địa
Thuộc một dạng bệnh chàm, hay có tên gọi khác là chàm cơ địa. Có tính di truyền, hoặc do làn da mất hàng rào ẩm bảo vệ. Các thương tổn thường thấy là khô da tay, chân, mặt, đỏ và tróc vảy, nhất là các khớp tay chân. Vào mùa hanh khô, các vết viêm cơ địa có thể phát triển lan rộng và gây ra các đường nứt da ngang, dọc, thậm chí rỉ dịch, máu.
Vảy nến
Thương tổn đặc trưng của vảy nến là bề mặt da ửng đỏ, có vảy trắng, dễ tróc và thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ, vùng xương cùng… chúng thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô trở lạnh. Đặc biệt, đây là bệnh lý về da mạn tính, có tính di truyền.
Mề đay, viêm da cơ địa là bệnh lý về da mùa hanh khô thường gặp
Mề đay
Đây là loại bệnh có thể xuất phát do nội sinh, hoặc ngoại sinh. Nếu vào mùa lạnh, bạn xuất hiện các nốt nổi sẩn, ngứa râm ran, mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi gồ cao trên cơ thể hoặc da mặt. Đó chính là mề đay do ngoại sinh, hoặc gọi khác là dị ứng phát ban với nhiệt độ lạnh.
Mặt khác, bạn cũng cần phân biệt các vấn đề bệnh lý làn da so với làn da khô do mùa hanh khô gây ra. Da khô đây là loại da, không liên quan đến bệnh lý có từ trước. Nó được phân vào loại da. Nhưng vào mùa hanh khô, làn da khô thông thường không được chăm sóc dưỡng ẩm thường xuyên vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề bệnh lý về da.
Những sai lầm khi chăm sóc da mùa hanh khô
Khi làn da gặp các tình trạng xấu đi, nhiều người thường hoảng loạn tìm kiếm các phương pháp phục hồi da nhanh chóng, cải thiện tình trạng da khô ráp tức thời như: kem trộn, tắm lá, bài thuốc gia truyền, thuốc dân gian,…
Song, các bác sĩ không khuyến cáo thực hiện các cách trên, bởi nó chưa có sự xác thực bởi các kiểm nghiệm nghiên cứu hoặc tài liệu khoa học chứng minh. Đôi khi các loại lá, bài thuốc dân gian có thành phần dưỡng ẩm, nhưng vẫn còn tồn tại tạp chất. Ví dụ như lá nha đam, có công dụng dưỡng ẩm nhưng mủ cây nha đam khi thoa trực tiếp trên da có khả năng gây dị ứng, khiến da mẩn đỏ.
Lời khuyên cách dưỡng da mùa hanh khô từ da liễu
Chúng ta không thể cân bằng được thời tiết, nhưng có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt mỗi ngày. Với sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ như hiện nay, dù ở miền Bắc hay Nam, vẫn cần có phương pháp và cách chăm sóc da khô đúng cách. Vậy nên, các bác sĩ da liễu đã đưa ra một số lời khuyên nhằm cải thiện độ ẩm và sức khỏe làn da:
● Uống nhiều nước
Mùa lạnh và mùa hanh khô, cơ thể thường cảm giác không khát nước như mùa hè, dẫn đến việc lãng quên uống nước. Theo nghiên cứu, cơ thể con người chiếm khoảng 75 – 80% là nước, vai trò của việc bổ sung nước lọc vào cơ thể thúc đẩy chuyển hóa, thanh lọc độc tố, duy trì sự sống. Hãy tập thói quen dùng nước lọc, nước khoáng mỗi ngày ít nhất 2 lít, sau 2 tuần bạn sẽ thấy được sự khác biệt về làn da và sức khỏe.
● Thoa kem dưỡng hoặc dầu dưỡng
Tùy vào từng loại da và tình trạng bong tróc hay mẩn đỏ, bạn nên lựa chọn những kết cấu, thành phần dưỡng ẩm phù hợp cho bản thân.
Với làn da khô, bác sĩ da liễu khuyên dùng các loại dưỡng ẩm dạng kem có kết cấu mềm, mỏng mịn. Riêng da nhạy cảm, kết cấu dạng sữa, gel vừa giúp dưỡng ẩm vừa làm dịu làn da.
Chuyên gia da liễu cũng liệt kê một số thành phần dưỡng da mùa hanh khô lành tính như: Glycerin, Ceramide, Hyaluronic Acid, Ure (nồng độ từ 2% đến 40%), Propylene Glycol, Isopropyl Palmitate,…
SVR Topialyse Baume Intensif giúp làm dịu, giảm mẩn đỏ da mùa hanh khô
Kem làm dịu da và dưỡng ẩm SVR Topialyse Baume Intensif sở hữu công thức độc quyền Glycerin, Ceramides AD, Bơ Babassu, Peptide, giúp chăm sóc da chàm, viêm da cơ địa, da rất khô. Nhiều người tiêu dùng đồng ý làn da được dưỡng ẩm, làm dịu, cải thiện được các vấn đề khô da do mùa hanh khô gây ra một cách đáng kể. Sản phẩm phù hợp vừa dưỡng thể vừa làm kem dưỡng da mặt mùa hanh khô.
● Tránh xa nước nóng
Người Việt thường có quan điểm tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da. Song, vào mùa hanh khô thậm chí mùa lạnh giá rét, cần lưu ý tránh sinh hoạt bằng nước nóng. Dù rằng tắm nước nóng sẽ giúp tinh thần thư giãn nhưng nó sẽ càng khiến làn da mất cân bằng độ ẩm, hệ vi sinh có lợi, kéo theo tình trạng độ ẩm vốn có dưới da bị thoát ra thông qua bề mặt da.
Thay vì sử dụng nước nóng, bạn nên pha nước ấm với khoảng nhiệt độ lý tưởng là 44 độ C (112 độ F) để không ảnh hưởng đến hoạt động tuyến bã nhờn của các lỗ chân lông.
● Làm sạch dịu nhẹ
Khi mới bắt đầu phát hiện làn da xuất hiện các dấu hiệu của vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay, bạn hãy dừng ngay các sản phẩm có tính sát khuẩn cao và xà phòng. Bạn nên cân nhắc chuyển sang những sản phẩm chăm sóc da lành tính, dịu nhẹ như:
Dầu tắm làm sạch và bảo vệ da khô, nhạy cảm Bioderma Atoderm Huile de douche.
Bioderma Atoderm Huile de douch làm sạch dịu nhẹ và dưỡng ẩm da mùa hanh khô
Bioderma Atoderm Huile de douch được cộng đồng người tiêu dùng đánh giá tích cực về khả năng làm sạch dịu nhẹ, không gây thô ráp và duy trì độ ẩm trong suốt 24 giờ nhờ công thức từ bằng sáng chế Skin Barrier Therapy. Phù hợp cho làn da trẻ em từ 1 tuổi trở lên và làn da bị chàm cơ địa.
● Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi loại da nên cần chăm sóc dưỡng ẩm đúng cách để hạn chế các bệnh lý về da khi thời tiết chuyển mùa. Nhất là đối với làn da nhạy cảm và da mỏng, đây là loại da có hydrolipid mỏng hoặc không có, cần được chăm sóc đặc biệt. Để tăng cường sức khỏe làn da, người sở hữu làn da mỏng nên ăn thực phẩm chứa nhiều thịt cá, trái cây tươi giàu vitamin C, a xít béo như Omega 3-6-9, Collagen peptide,…
Mong rằng với những chia sẻ và thông tin trên đây sẽ giúp bạn nhận biết được sức khỏe làn da, và tìm cho mình những phương pháp chăm da chuẩn khoa học từ các chuyên gia da liễu.