Có nên nặn mụn đầu đen không?
Có nên nặn mụn đầu đen không là thắc mắc chung của khá nhiều người. Thực tế, loại mụn này hình thành và phát triển là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, vi khuẩn và tế bào chết. Vì các lỗ chân lông lúc này không hoàn toàn đóng lại nên phần nhân mụn tiếp xúc trực tiếp với môi trường, bị oxy hóa và chuyển thành màu đen.
Mụn đầu đen thường bám dai dẳng trên da. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn trị mụn đầu đen bằng cách nặn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng bạn không nên nặn mụn đầu đen bởi vì ba nguyên nhân chính như bên dưới đây:
Không loại bỏ được mụn đầu đen tận gốc khi nặn
Mụn đầu đen có tính đàn hồi nên gây khó khăn trong việc loại bỏ tận gốc. Bạn có thể nặn mụn đầu đen ở mũi, tuy nhiên, bạn sẽ không thể nặn tận gốc mụn đầu đen ra khỏi cấu trúc của da. Nếu như cứ cố gắng dùng lực để loại bỏ nhân mụn, điều này không chỉ gây kích ứng cho làn da mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bên ngoài có cơ hội xâm nhập vào bên trong. Từ đó, các vết mụn này có thể sẽ phát triển trở thành nốt sần hoặc nghiêm trọng hơn là u nang. Trong quá trình nặn mụn, vô tình chúng ta cũng đã khiến cho lỗ chân lông bị giãn rộng ra vĩnh viễn và không thể trở lại kích thước như ban đầu.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to
Mụn đầu đen có tính đàn hồi nên gây khó khăn trong việc loại bỏ tận gốc (Nguồn: Internet)
Dầu và vi khuẩn sẽ gây ra nhiều mụn đầu đen hơn
Thực tế, phần nhân của mụn đầu đen có chứa các loại vi khuẩn gây hại nằm bên dưới bề mặt của da. Thông thường, những vi khuẩn này tồn tại trong các lỗ chân lông. Tuy nhiên, khi bạn nặn mụn, vi khuẩn sẽ có cơ hội đi đến các vùng xung quanh để lây lan. Từ đó, các lỗ chân lông liền kề cũng bị tắt nghẽn, dẫn đến sự hình thành của các nốt sẩn mụn hoặc mụn nhọt, mụn mủ, mụn đầu đen ở mũi hay nặng hơn là mụn viêm, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi, mụn bọc chai cứng và mụn bọc ở trán. Ngoài ra, nặn mụn đầu đen cũng làm gia tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ, thâm mụn trên da.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt
Trong quá trình nặn mụn có thể gây kích ứng da
Việc nặn mụn sẽ vô tình tạo nên tác động lực mạnh, chèn ép lên da và có thể thực sự gây ra tình trạng kích ứng cho làn da của bạn. Điều này cũng có thể gây viêm nhiễm ở vị trí mà bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen. Đồng thời, nếu bạn không biết nặn mụn xong nên làm gì, chăm sóc da sau nặn mụn sai cách còn để lại nhiều vết sẹo mụn. Thỉnh thoảng, các mô ở xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển và hình thành các đốm đen do hiện tượng tăng sắc tố da sau viêm. Mụn đầu đen tồn tại tạm thời nhưng sẹo và các đốm đen thì hoàn toàn ngược lại. Vì thế, tốt nhất, bạn nên tránh lựa chọn loại bỏ mụn đầu đen bằng giải pháp nặn mụn để không làm cho da bị tổn thương.
>>> Xem thêm: Có nên nặn mụn không
Việc nặn mụn tạo nên tác động lực mạnh, chèn ép lên da và có thể gây kích ứng da (Nguồn: Internet)
Cách xử lý và điều trị mụn đầu đen an toàn thay cho giải pháp nặn
– Không nên rửa mặt với nước có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Không dùng lực chà xát mạnh lên trên bề mặt da khi rửa.
– Tránh sử dụng toner và sữa rửa mặt có tính kiềm mạnh trên vùng da bị mụn. Tránh không tẩy tế bào chết cho da mụn để hạn chế tổn thương da.
– Hạn chế nặn mụn, cọ xát hoặc chạm tay trực tiếp vào vùng da mụn.
– Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên thoa kem chống nắng cho da dầu mụn phù hợp mỗi khi ra ngoài.
– Nên kết hợp sử dụng kem trị mụn chứa các thành phần giúp hỗ trợ loại bỏ mụn hiệu quả như BHA, AHA, axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. Cụ thể, bạn có thể tham khảo sản phẩm Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm trị mụn uy tín và nổi tiếng Eucerin. Tinh chất chứa phức hợp 10% Hydroxy gồm BHA, AHA và PHA có khả năng kháng khuẩn, tiêu sừng cũng như làm thu nhỏ lỗ chân lông. Nhờ đó, tình trạng mụn đầu đen sẽ được cải thiện đáng kể nhưng vẫn đảm bảo không gây bong tróc hay khiên da khô nhạy cảm.
>>> Xem thêm: Không nặn mụn có tự hết không
Sử dụng Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment của Eucerin để loại bỏ mụn đầu đen thay vì nặn mụn (Nguồn: Internet)
Các thói quen sinh hoạt giúp giảm mụn đầu đen
Có nên nặn mụn đầu đen không? Thực tế, thay vì nặn mụn khiến da bị tổn thương, bạn có thể thử thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày để giải thiểu nguy cơ hình thành loại mụn này trên làn da. Cụ thể như sau:
– Làm sạch da bằng việc tẩy trang mỗi ngày kết hợp cùng rửa mặt đúng cách với sản phẩm lành tính, dịu nhẹ: Việc làm sạch da cẩn thận sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, da chết và dầu thừa. Từ đó, lỗ chân lông sẽ trở nên thông thoáng và hạn chế tình trạng bít tắc gây mụn. Bạn nên sử dụng các loại tẩy trang hoặc sữa rửa mặt có thành phần lành tính để tránh gây kích ứng, mẩn đỏ trên da.
– Thường xuyên gội đầu, giữ tóc sạch sẽ: Thực chất, tóc của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên nhân gây mụn đầu đen. Dầu thừa và các lớp bụi đọng lại trên tóc khi vô tình tiếp xúc với da mặt trong lúc ngủ sẽ khiến cho lỗ chân lông bị tắt nghẽn, khiến mụn hình thành.
– Tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Những sản phẩm chăm sóc da có gốc dầu trên thị trường đều không phải là lựa chọn phù hợp cho làn da có mụn đầu đen. Vì thế, bạn cần tìm hiểu bảng thành phần kỹ lưỡng và tránh xa các thành phần độc hại trong mỹ phẩm không tốt cho làn da.
– Cải thiện quy trình chăm sóc da: Ngoài làm sạch, bạn cũng cần định kỳ tẩy da chết 1 lần/tuần và đắp mặt nạ cho da 2 lần/ tuần. Việc này không chỉ giúp cấp ẩm mà còn hạn chế sự tiết dầu nhờn của da, từ đó, giảm mụn hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách nặn mụn bọc
Làm sạch da để loại bỏ bụi bẩn, dầu thưa trên da (Nguồn: Internet)
Biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen
Nặn mụn đầu đen có thể làm da bị tổn thương và để lại thâm sẹo. Do đó, thay vì tự hỏi có nên nặn mụn đầu đen hay không, bạn nên tham khảo một số biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen hiệu quả cho từng kiểu da như bên dưới:
Với đối tượng có làn da nhạy cảm hay da khô dễ bong tróc
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc bàn chải khô. Việc này giúp loại bỏ hiệu quả các vảy da làm bít tắc lỗ chân lông.
Làm sạch da đúng cách trước khi đi ngủ. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ có tính cấp ẩm cho da trong khi làm sạch da.
Cung cấp độ ẩm cho da bằng các dòng kem dưỡng ẩm không mùi và lành tính.
Uống đủ nước trong ngày để làn da trông khỏe mạnh hơn.
>>> Xem thêm: Nặn mụn xong nên làm gì
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ bổ sung độ ẩm cho da (Nguồn: Internet)
Với người có đặc tính da dầu
Đắp mặt nạ đất sét để hỗ trợ hấp thụ lượng dầu dư thừa trên da, giúp da trở nên mịn màng hơn.
Sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng baking soda để hút dầu thừa và se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Sử dụng các sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide hoặc Axit Salicylic để chăm sóc da. Những thành phần này có khả năng hòa tan bã nhờn và dầu thừa, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông trên da.
Sử dụng kem dưỡng hoặc serum Retinoid để hỗ trợ dưỡng da. Lưu ý, vì thành phần này có thể khiến da dễ bị tổn thương do tia UV nên bạn hãy thoa thêm kem chống nắng da mụn lành tính, dịu nhẹ khi ra ngoài trời.
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề có nên nặn mụn đầu đen hay không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được phương pháp loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả thay thế cho giải pháp nặn mụn truyền thống để đảm bảo an toàn và không gây thâm sẹo cho da sau mụn. Đừng quên theo dõi Eucerin để đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ hữu ích về các cách chăm sóc da mụn khác.