Peel da là phương pháp tái tạo, trẻ hóa da được nhiều người áp dụng vì hiệu quả khắc phục khuyết điểm da như mụn, sẹo và thâm mụn,… Nhiều bạn thắc mắc có nên peel da sau khi nặn mụn không? Những rủi ro nào có thể xảy ra khi peel da sau nặn mụn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Có nên peel da sau khi nặn mụn?
Nặn mụn chắc chắn gây tổn thương da. Bất kỳ vết thương nào trên cơ thể cũng tiết ra huyết tương có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương đồng thời là nút thắt ngăn máu chảy. Vì vậy, sau khi nặn mụn, da hơi ửng đỏ và nhạy cảm.
Như đã nói ở trên, sau khi nặn mụn làn da có tổn thương nhất định do các tác động vật lý nên lúc này da cần được nghỉ ngơi. Tại thời điểm này, bạn không nên tác động hoá chất lên da vì da cần sự ổn định. Việc peel da sau khi nặn mụn khiến da không chịu được sự mài mòn axit và càng khó tái tạo do dung dịch peel da.
Ngoài ra, quá trình peel da sử dụng axit bôi trực tiếp lên da, nếu da vừa nổi mụn và có vết thương hở, các axit này có thể gây đau rát, khó chịu, da dễ bị tổn thương nghiêm trọng như bỏng da hoặc kích ứng,…
Các rủi ro có thể gặp nếu peel da sau khi nặn mụn
Peel da sau khi nặn mụn không được khuyến khích do nguy cơ xảy ra các biến chứng sau:
Bỏng da
Đây là biến chứng thường gặp nhất khi làn da mỏng manh, nhạy cảm, có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với axit, dù nhẹ đến đâu cũng dễ gây bỏng da, nặng nhất là ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ trên da.
Nổi mụn nhiều hơn
Peel da sau trị mụn có thể tạo điều kiện mụn mọc nhiều hơn nếu thực hiện không đúng cách. Việc peel da sau khi nặn mụn khiến da không chịu được sự bào mòn axit, từ đó da mất đi độ đàn hồi và khả năng phục hồi tự nhiên. Ngoài ra, hóa chất lột tẩy khiến da khô hơn, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn và dễ bị nổi mụn.
Nhiễm trùng da
Làn da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm nên cần được nghỉ ngơi. Lúc này, việc peel da sẽ khiến da bị bào mòn nhiều hơn, thành mạch máu ngoại vi yếu và dễ vỡ khiến da nhạy cảm, dễ xuất huyết dưới da, khả năng miễn dịch tự nhiên yếu, mất khả năng bảo vệ. Việc khôi phục trạng thái bình thường rất khó và mất nhiều thời gian.
Thời điểm peel da tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để peel da là khi làn da đang khỏe mạnh. Làn da khỏe mạnh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không có mụn viêm, không có vết thương hở, không bị nhiễm trùng.
- Da không bị kích ứng và không dị ứng với bất kỳ sản phẩm hay yếu tố khác.
- Da không bị ngứa hay đỏ do trang điểm, ánh nắng hay bụi bẩn.
- Làn da đã trải qua một quy trình chăm sóc da cơ bản ít nhất là 6 tháng bao gồm các bước như vệ sinh da, dưỡng ẩm và chống nắng hàng ngày.
- Làn da chưa từng tiếp xúc với các sản phẩm dễ bị kích ứng như kem trộn, rượu thuốc,…
- Da không đang điều trị bằng laser, PRP, lăn kim,…
Peel da không phải là phương pháp không thể áp dụng tùy tiện như tẩy da chết thông thường mà phải được thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng nguy hiểm và đạt hiệu quả như mong muốn.
Những trường hợp bị mụn có thể peel da
Peel da có thể áp dụng như phương pháp trị mụn rất tốt nhưng không phải loại mụn nào cũng có thực hiện được. Dưới đây là những loại mụn mà bạn có thể sử dụng phương pháp peel da:
- Mụn cám: Mụn cám thường xuất hiện khi bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ ở lỗ chân lông gây tắc nghẽn. Khi peel da ở nồng độ thấp có thể cải thiện tình trạng mụn này.
- Mụn ẩn: Mụn ẩn nằm sâu trong da, không thấy đầu mụn, khó điều trị và thường tái phát nhiều lần. Loại mụn này có thể áp dụng peel da trung bình để có thể tác động sâu vào lớp hạ bì, làm thông thoáng lỗ chân lông để đẩy nhân mụn ra ngoài.
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là một dạng mụn do tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Mụn đầu đen được coi là giai đoạn đầu của mụn trứng cá, thường cứng đầu và khó loại bỏ. Lúc này peel da từ nhẹ đến trung bình rất tốt để loại bỏ loại mụn này.
- Mụn đầu trắng: Quá trình hình thành mụn đầu trắng cũng giống như mụn đầu đen. Tuy nhiên, chúng nằm trong lỗ chân lông kín. Bạn cũng có thể thực hiện peel da nông hoặc trung bình để làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ mụn đầu trắng.
Peel da là cách điều trị mụn hiệu quả nhưng không phải loại mụn nào cũng áp dụng được. Dưới đây là một số loại mụn không nên peel da:
- Mụn mủ: Loại mụn này chứa một lượng lớn mủ trắng hoặc vàng, sưng tấy và dễ vỡ. Thường để lại sẹo lõm khi peel da khiến mủ lan rộng và da bị nhiễm trùng, viêm nặng hơn.
- Mụn bọc: Mụn bọc, mụn nang tạo thành một ổ nằm sâu dưới da, chứa đầy mủ và gây đau nhức. Mụn nang có thể lây lan sang các vùng da khác, tạo thành một loạt các nốt mụn sưng tấy sâu dưới da gây viêm nhiễm. Do đó nếu thực hiện peel da có thể khiến túi mụn vỡ ra, bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác.
Tóm lại có nên peel da sau khi nặn mụn Thì câu trả lời là không. vì làn da sau nặn mụn khá mỏng manh, nhạy cảm và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất là bạn đợi da hồi phục hoàn toàn rồi thực hiện peel da. Hy vọng những thông tin ở trên giúp bạn biết nên peel da trị mụn trong những trường hợp nào và tránh thực hiện khi nào để không gây tổn thương da.
Xem thêm:
- Peel da nhưng không bong là do đâu? Nên và không nên làm gì sau peel da?
- Peel da trị mụn có an toàn không? Có nên thực hiện không?
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp