Những ai không nên phun môi luôn là chủ đề được phái đẹp quan tâm. Sau đây là 7 đối tượng nên cân nhắc trước khi thực hiện phun môi để đảm bảo an toàn. Hãy cùng chuyên gia Chance Kim tìm hiểu ngay nhé!
Quý bạn đọc lưu ý: Thông tin trong bài viết được biên tập dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ chuyên gia Chance Kim, không thay thế tư vấn từ cơ sở bạn trực tiếp phun môi. Mỗi cơ sở có hướng dẫn khác nhau, bạn nên tham khảo từ cơ sở đã phun môi để có câu trả lời phù hợp.
Trân trọng!
1. Những ai không nên phun môi?
Phun môi là giải pháp làm đẹp giúp chị em sở hữu nền môi tươi tắn, căng bóng. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây không nên thực hiện công nghệ làm đẹp này bởi có thể gây tổn hại tới sức khỏe. Cụ thể:
1.1. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Trong các loại mực phun kém chất lượng, mực vô cơ thường chứa một số hóa chất có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm và yếu. Những tác động dù là rất nhỏ trong quá trình phun môi cũng có thể khiến mẹ trở nên căng thẳng và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, các mẹ bầu hay đang cho con bú không nên phun môi hoặc làm các phương pháp thẩm mỹ khác.
1.2. Người đang gặp các vấn đề về môi
Với những người đang gặp các vấn đề về môi như sưng đau, tổn thương do va chạm hay bị nhiệt do cơ thể nóng trong…thì không nên thực hiện phun môi trong giai đoạn này. Bởi quá trình phun môi có thể khiến tình trạng trở nên xấu hơn và làm bạn bị đau, xót, khó chịu. Ảnh hưởng tới quá trình lên màu môi và khiến kết quả phun môi không được như ý.
Chính vì vậy, bạn nên chờ môi lành lại và ổn định thì có thể tiến hành phun để hạn chế đau và sở hữu nền môi tươi tắn, đều màu.
1.3. Người đang mắc tiểu đường
Người tiểu đường thường có lượng đường trong máu khá cao, khiến quá trình tuần hoàn lưu thông máu bị gián đoạn. Khi quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại thì các tế bào hồng cầu, bạch cầu sẽ hoạt động kém, quá trình vận chuyển dinh dưỡng để chữa lành vết thương lâu hơn. Do đó, các vết thương ở người tiểu đường sẽ lâu lành hơn người bình thường.
Vì vậy, khi bạn bị tiểu đường, tổn thương trên vùng môi do phun xăm sẽ lâu lành và dễ bị viêm nhiễm. Điều này khiến cho bạn bị đau và ảnh hưởng tới quá trình lên màu môi. Tuy nhiên, nếu bạn có thể kiểm soát được lượng đường ở mức ổn định thì bạn có thể thực hiện phun môi.
1.4. Dị ứng với thuốc gây tê, mực phun
Quá trình phun môi, bạn sẽ được các chuyên viên ủ tê để giảm đau. Thuốc gây tê thường được sử dụng là Lidocain. Đây là loại thuốc tê tại chỗ và có tác dụng trong khoảng từ 60-90 phút.
Nếu bạn là người bị dị ứng với thuốc tê và có biểu hiện như: sốc phản vệ, khó thở, hạ huyết áp….thì việc ủ tê sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, có một số bạn còn bị dị ứng với mực xăm gây ra các hiện tượng như ngứa, rát…Do đó, nếu bạn dị ứng với thuốc tê, mực phun thì cần thông báo với chuyên gia trong quá trình tư vấn. Để chuyên gia hỗ trợ và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.
1.5. Người bị bệnh máu khó đông
Khi phun môi các chuyên viên sẽ sử dụng đầu kim siêu nhỏ để đưa mực vào lớp thượng bì của môi. Những tác động của đầu kim dù là rất nhỏ nhưng sẽ gây ra tổn thương nhất định cho vùng da môi.
Với những người bị bệnh máu khó đông thì khi xảy ra tổn thương việc cầm máu sẽ khó khăn hơn người bình thường. Chính vì vậy, nếu bạn là người mắc căn bệnh này thì không nên phun môi hay các phương pháp làm đẹp khác để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
1.6. Bệnh nhân đang thực hiện xạ trị
Khi bạn đang thực hiện hóa trị/xạ trị thì cũng không nên phun môi. Bởi quá trình điều trị này có thể làm giảm số lượng tế bào máu do hồng cầu giảm và tăng nguy cơ nhiễm trùng vì lượng bạch cầu giảm. Bên cạnh đó, cơ thể bệnh nhân đang xạ trị khá yếu, dễ bị tổn thương ngay cả những tác động nhỏ.
Do đó, phun môi trong những trường hợp này là điều cần tránh tuyệt đối. Để đảm bảo sức khỏe và không gây tổn thương thêm cho cơ thể đang nhạy cảm.
1.7. Người bị bệnh tim mạch
Một trong những đối tượng không nên phun môi là người bị tiền sử tim mạch, tắc nghẽn động mạch, rối loạn nhịp tim…Với những người có các bệnh tim mạch, nhịp tim có thể tăng cao bất thường khi không điều khiển được cảm xúc của bản thân.
Trong khi đó, quá trình phun môi có thể khiến bạn hồi hộp, lo sợ. Cảm xúc này có thể khiến bạn tim đập nhanh, huyết áp cao và tăng áp lực lên thành mạch máu. Đây là những biểu hiện nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Chính vì vậy, những người bị tim mạch cần được tư vấn kỹ lưỡng và nên cân nhắc trước khi thực hiện phương pháp làm đẹp này.
1.8. Môi mới bị sẹo dưới 6 tháng
Một số trường hợp do tai nạn, va chạm, bạn bị thương ở môi và có sẹo dưới 6 tháng thì cũng không nên phun môi. Bởi vì thời điểm này môi của bạn vẫn còn đang trong quá trình hồi phục và khá yếu. Nếu bạn thực hiện phun môi thì quá trình hồi phục sẽ lâu hơn và màu môi có thể không được như ý.
2. Phun môi sẽ phù hợp với những ai?
Phun môi là phương pháp làm đẹp an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nếu bạn không gặp phải các tình trạng nêu trên. Phun môi sẽ giúp phái đẹp tự tin khi sở hữu một nền môi căng bóng, mịn màng và tươi tắn.
- Khắc phục nhược điểm màu môi: Phun môi là quá trình sử dụng đầu kim siêu nhỏ, đưa một lượng mực xuống tầng thượng bì của môi. Sau đó, quá trình trung hòa màu môi diễn ra và sau khoảng 2 tháng môi sẽ tươi tắn, không còn thâm, xỉn.
- Che khuyết điểm môi: Kỹ thuật phun môi đầu kim phun siêu nhỏ đi đều tất cả vùng da môi, kể cả vùng da sẹo cũng có thể ghim mực, che đi vết sẹo giúp đôi môi đều màu.
- Cải thiện bề mặt môi: Phun môi giúp cải thiện bề mặt môi như: khô môi, mờ rãnh nhăn,,…giúp phái đẹp sở hữu nền môi căng mướt, mịn bóng.
3. Không phun môi được nhưng có thể dùng son?
Với 8 đối tượng trên không nên phun môi, nhưng bạn vẫn có thể dùng son để có được nền môi tươi tắn, che đi tình trạng môi thâm, xỉn màu. Các loại son mà bạn có thể dùng:
- Son dưỡng: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng son dưỡng bình thường để chăm sóc và giúp môi mềm mại, hạn chế tình trạng khô môi.
- Son màu: Với các đối tượng không nên thực hiện phun môi thì bạn có thể sử dụng son màu để giúp cải thiện tình trạng môi thâm, nhợt nhạt và linh hoạt lựa chọn màu môi theo phong cách. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì bọn không nên dùng son màu vì trong son có một lượng chì nhất định gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.
4. Một số câu hỏi thường gặp khác
Sau đây là một số thắc mắc phổ biến của phái đẹp về phun môi và lời giải đáp đến từ các chuyên gia của Chance Kim để bạn hiểu rõ hơn về công nghệ làm đẹp này.
4.1. Bị ung thư có thể phun môi không?
Nếu ung thư và đang thực hiện xạ trị, hóa trị thì không nên phun môi. Bởi giai đoạn này cơ thể đang rất yếu và lượng bạch cầu, tiểu cầu xuống thấp. Nếu bạn phun môi sẽ khiến các vết thương lâu lành và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Còn trường hợp bạn bị ung thư nhưng không xạ trị/hóa trị thì có thể thực hiện phun môi. Tuy nhiên, bạn cần nói rõ tình trạng sức khỏe với chuyên gia để được tư vấn phù hợp.
4.2. Thuốc ủ tê dùng khi phun môi có hại không?
Thuốc ủ tê khi phun môi thường có 2 thành phần chính là: Prilocaine và Lidocain. Những thành phần này đều an toàn với sức khỏe và chỉ có tác dụng gây tê từ 60-90 phút. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm với thuốc ủ tê dùng khi phun môi.
Chuyên gia phun xăm tự nhiên Chance Kim đã giải đáp thắc mắc những ai không nên phun môi. Phun môi là phương pháp làm đẹp an toàn, mang đến cho phái đẹp sự tự tin, tỏa sáng. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những đối tượng không nên phun môi, bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện và nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Error: Contact form not found.