Tỏi đen đã xuất hiện và sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản từ lâu. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, tỏi đen cũng ngày càng phổ biến và được biết đến như một “thần dược”. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những công dụng thực sự của loại thực phẩm này trong bài viết dưới đây nhé!
1Tỏi đen là gì? Giá trị dinh dưỡng trong tỏi đen
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là kết quả của quá trình lên men tỏi trắng chậm (khoảng vài tuần) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Tỏi chuyển sang màu nâu, sau đó chuyển sang màu đen do phản ứng Millard. Tỏi đen không hoặc ít có mùi hăng nên dễ ăn hơn tỏi tươi. Nó có vị ngọt, dẻo, khi bóc vỏ không bị dính tay.[1]
Tỏi đen là kết quả của quá trình lên men tỏi trắng chậm
Giá trị dinh dưỡng trong tỏi đen
Nhờ thời gian lên men dài mà hàm lượng các chất dinh dưỡng trong tỏi đen sẽ tăng cao (gấp 4 – 5 lần) và mang đến lợi ích cho sức khỏe tăng nhiều lần so với tỏi trắng. Trong 15 gam tỏi đen đã bóc có thành phần dinh dưỡng gồm:
- Chất đạm: 0,5 gam.
- Chất béo: 1 gam.
- Carbohydrate: 2 gam.
- Chất xơ: 0,5 gam.
- Đường: 4 gam.
Tỏi đen còn chứa một lượng vitamin C, vitamin B (B1, B2, B3 , B6) và khoáng chất như canxi, magie, phospho, kẽm, sắt… Đáng chú ý, tỏi đen có nhiều hợp chất gọi là S-Allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn allicin (một chất chống oxy hóa và viêm).[2]
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong tỏi đen tăng cao nhờ quá trình lên men
2Các tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe
Chống oxy hóa
Trong tỏi đen chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn chặn một số bệnh lý như ung thư, biến chứng của bệnh đái tháo đường…
Tỏi đen đạt được hàm lượng chất oxy hóa tối đa khi được ủ sau 21 ngày.[1]
Chất chống oxy hóa trong tỏi đen giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do
Tăng khả năng miễn dịch
Nhờ khả năng chống oxy hóa và giảm quá trình viêm mà tỏi đen có thể giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Hơn nữa, allicin trong tỏi còn là một chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tấn công cơ thể.[2]
Tỏi đen giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh
Ngăn ngừa ung thư
Tỏi đen có khả năng ngăn ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư đại tràng) vì các chất chống oxy hóa của tỏi đen chống lại các gốc tự do gây tổn thương các tế bào. Nhờ vậy mà tỏi đen giúp hạn chế sự hình thành, phát triển và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.[2]
Tỏi đen giúp hạn chế sự hình thành, phát triển và lây lan của các tế bào ung thư
Bảo vệ tế bào gan
Tỏi đen có thể giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương đối với những người bị viêm gan do virus hoặc sử dụng thuốc, rượu bia thường xuyên.
Một số nghiên cứu còn cho thấy, tỏi đen có khả năng làm giảm lượng mỡ tích tụ trong gan (gan nhiễm mỡ), giảm tổn thương và cân bằng lại kích thước của tế bào gan.[1]
Tỏi đen có khả năng làm giảm lượng mỡ tích tụ trong gan
Bảo vệ sức khỏe não bộ
Tỏi đen có thể làm giảm phản ứng viêm để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ và suy giảm chức năng não theo thời gian. Ngoài ra, tỏi đen hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.[2]
Tỏi đen giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ và chức năng não theo thời gian
Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy, trong tỏi đen có chứa chất chống béo phì. Những con vật này được cho ăn tỏi đen và kết quả là chúng ít tăng cân và có lớp mỡ bụng mỏng hơn so với những con khác không ăn.[3]
Nghiên cứu cho thấy tỏi đen có chất chống béo phì giúp hỗ trợ giảm cân
Làm giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu
Lượng mỡ hay cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, đái tháo đường… Việc ăn tỏi đen đúng cách và thường xuyên có thể giúp làm giảm mỡ và cholesterol xấu trong máu.[2]
Ăn tỏi đen đúng cách có thể giúp làm giảm mỡ và cholesterol xấu trong máu
Giảm lượng đường trong máu
Cũng giống như tỏi tươi, tỏi đen có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu để giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường hay rối loạn chức năng thận. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa có trong tỏi đen còn giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường như suy thận mạn, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…[2]
Tỏi đen có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Các chất oxy hóa của tỏi đen hoạt động mạnh hơn nhiều lần so với tỏi sống. Vậy nên, việc bổ sung tỏi đen vào chế độ ăn hàng tuần sẽ giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh mãn tính như đái tháo đường, xơ vữa động mạch…[3]
Chất chống oxy hóa trong tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Khi lượng mỡ trong máu quá nhiều sẽ lắng đọng lên các mạch máu gây xơ vỡ mạch máu. Qua cơ chế giảm nồng độ cholesterol và mỡ trong máu, tỏi đen góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do mảng xơ vữa như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực…[2]
Tỏi đen giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ khả năng hạ cholesterol máu
Tăng ham muốn tình dục
Trong quan niệm của một số nền văn hóa, việc ăn tỏi trắng hay tỏi đen đều có thể làm tăng ham muốn tình dục ở nam giới. Thật vậy, các chất chống oxy hóa trong tỏi đen giúp làm tăng lưu lượng máu, sinh lực và một số yếu tố quan trọng khác liên quan đến hoạt động tình dục.[2]
Chất chống oxy hóa trong tỏi đen giúp làm tăng sinh lực và yếu tố tình dục khác
3Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách an toàn và hiệu quả
Có rất nhiều cách để chế biến tỏi đen thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như:
- Kết hợp tỏi đen với nước tương để cho vào các món xào.
- Cho tỏi đen bằm nhỏ vào súp.
- Nghiền tỏi đen vào phô mai nhúng hoặc phô mai kem.
- Trộn tỏi đen với sốt mayonnaise hoặc dầu ô liu để làm nước sốt salad.
- Cho một ít tỏi đen vào món salad hoặc mì ống.
- Phủ một lớp tỏi đen trên bánh pizza hoặc bánh mì nướng.
- Nghiền tỏi đen chung với khoai tây.
- Ngâm tỏi đen với rượu nếp không cồn hoặc mật ong.
- Sử dụng tỏi đen thay thế tỏi tươi trong chế biến thức ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản vẫn khuyên bạn nên ăn riêng tỏi đen từ 1 – 3 tép mỗi ngày là tốt nhất.[2]
Tỏi đen có thể sử dụng bất kỳ thời điểm nào, nhưng để đạt được hiệu quả tối đa thì bạn nên ăn tỏi đen vào buổi sáng, trước ăn sáng 30 phút.
Bạn nên ăn riêng tỏi đen từ 1 – 3 tép trước khi ăn sáng 30 phút mỗi ngày
4Một vài lưu ý khi sử dụng tỏi đen chữa bệnh
Tỏi đen mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn cần phải lưu ý một số tác dụng phụ mà tỏi đen có thể gây ra như sau:
- Dị ứng.
- Rối loạn đông máu.
- Chảy máu không kiểm soát sau phẫu thuật.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Đau dạ dày.[3]
Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây được khuyên là không nên dùng tỏi đen:
- Người bị dị ứng với tỏi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Người có huyết áp thấp.
- Người bị mắc tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai không nên ăn tỏi đen
Tỏi đen có rất nhiều công dụng với sức khỏe nhờ hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao sau quá trình lên men kéo dài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để ăn tỏi đen đúng cách và có hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!