10 cách chọn kem chống nắng cho da dầu chuẩn, đúng nhất

Làn da dầu thường khó khăn trong việc lựa chọn các sản phẩm chống nắng, đặc biệt là da dầu mụn. Vì nếu bạn chọn không đúng có thể làm tình trạng da tệ hơn. Hãy cùng AVAKids tham khảo bài viết dưới đây để chọn kem chống nắng cho da dầu đúng chuẩn nhé!

1Đặc điểm của da dầu

Với làn da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường và da mặt thường có cảm giác bóng nhờn, đổ nhiều mồ hôi.

Người da dầu có lỗ chân lông to và dễ bám bụi gây tắc lỗ chân lông. Đặc biệt là vùng chữ T tiết dầu nhiều nhất nên dễ dàng xuất hiện mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ,… Theo thời gian, việc chăm sóc không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng viêm da, sạm da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tuy nhiên, da dầu rất kén mỹ phẩm do lượng mồ hôi ra nhiều. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho người da dầu cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

2Cách chọn kem chống nắng cho da dầu

2.1. Chọn kem chống nắng phổ rộng

Kem chống nắng phổ rộng (Broad spectrum) là sản phẩm kết hợp công dụng của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học, giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi cả tia UVA và UVB. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho làn da dầu và dễ nổi mụn. Tuy nhiên, thay vì sản phẩm dạng sữa hoặc kem, bạn nên chọn sản phẩm dạng gel.

Kem chống nắng làm dịu và phục hồi da Nacific Fresh Herb SPF 50+ PA++++ 50 ml

2.2. Chú ý tới chỉ số SPF

SPF (Sun Protection Factor) là từ viết tắt của chỉ số chống nắng. Nhiều người nghĩ chỉ số chống nắng càng cao thì da càng được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, da dầu thường dễ bít lỗ chân lông nên việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao làm kết cấu cấu màng bảo vệ dày hơn gây khô da và gây mụn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn những sản phẩm có chỉ số chống nắng quá thấp. Tốt nhất bạn nên chọn trong khoảng từ 30 – 50 để mang đến hiệu quả chống nắng tốt nhất.

2.3. Chọn kem chống nắng có chỉ số PA phù hợp

PA (Protection Grade of UVA) là thước đo khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. Chỉ số PA có 4 mức độ hoạt động: PA+, PA++, PA+++, PA++++. Các giá trị này cho biết mức độ hiệu quả của kem chống nắng trước tia UVA theo thứ tự 4 giờ, 8 giờ, 16 giờ và hơn 16 giờ.

Có nhiều mức chỉ số PA khác nhau để bạn lựa chọn. Tuy nhiên để bảo vệ da tối ưu, bạn vẫn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 4 tiếng.

Chọn chỉ số PA phù hợp

2.4. Độ pH phù hợp

Da dầu tiết ra một lượng dầu lớn. Tuy nhiên, không nên ngăn chặn hoàn toàn da tiết dầu vì điều đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Kem chống nắng chỉ nên kiềm dầu vừa phải và duy trì độ pH từ 4 – 5.

Duy trì độ pH từ 4 – 5

2.5. Chọn kem chống nắng có tác dụng dưỡng ẩm

Da thiếu độ ẩm gây ra mụn. Da mất nước dẫn đến hoạt động quá mức của các tuyến bã nhờn. Khi tiết bã nhờn quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Vì vậy bạn nên ưu tiên những sản phẩm có thêm thành phần dưỡng ẩm, thành phần tự nhiên không chứa dầu gây nhờn cho da.

Chọn kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm

2.6. Kết cấu kem dễ thẩm thấu

Da dầu rất khó thẩm thấu được các loại kem chống nắng dạng kem đặc vì kết cấu của loại kem này khó thấm và bị trôi khi da thường xuyên tiết dầu. Da dầu nên sử dụng kem có kết cấu dạng gel, dạng sữa, dạng xịt hoặc dạng sáp. Các loại này mỏng nhẹ, thấm cực nhanh giúp da khô thoáng và bảo vệ da tốt hơn trước ánh nắng.

Ưu tiên kết cấu dạng sữa cho da dầu

2.7. Chọn kem chống nắng không chứa cồn

Kem chống nắng chứa cồn thường tan tốt trên da và không gây cảm giác bít tắt. Tuy nhiên đối với da dầu thì chúng không phù hợp. Cồn khiến da bạn tiết dầu nhiều hơn bình thường, dễ gây kích ứng nổi mụn. Vì vậy, nên chọn những sản phẩm kem chống nắng không chứa cồn để an toàn hơn cho làn da dầu.

Không nên chọn kem chống nắng có cồn

2.8. Chọn kem chống nắng không gây nhờn và không chứa dầu

Da dầu vốn đã nhờn dính, việc sử dụng kem chống nắng chứa dầu chỉ khiến lượng dầu trên da thêm khó kiểm soát. Trong trường hợp này, với các nàng da dầu, việc sử dụng kem chống nắng nhanh khô, không gây nhờn hoặc không chứa dầu là phù hợp hơn cả. Chọn sản phẩm có dòng chữ: Oil-free, Oil control, No-sebum, Non-Comedogenic, Non-acnegenic, Won’t clog pores để tránh các thành phần khiến da bóng dầu và gây mụn.

Kem chống nắng thanh lọc da 9 Wishes Pine SPF 50+ PA++++ 50 ml

2.9. Chọn kem chống nắng không nên có mùi hương

Những sản phẩm có mùi hương thường chứa các thành phần hóa học hoặc chất bảo quản. Chúng dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn. Chọn kem chống nắng không mùi hoặc thử trước trên một vùng da non trên cánh tay của bạn để đảm bảo an toàn.

Kem chống nắng chống lão hóa và dưỡng trắng 9 Wishes Sun Moisturizer SPF 50+ PA+++ 50 ml

2.10. Sử dụng kem chống nắng thay thế kem lót

Trang điểm với nhiều lớp kem quá dày khiến da bị bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Vì thế, giải pháp cho điều này là sử dụng kem chống nắng thay cho kem lót, lớp trang điểm vừa lâu trôi vừa không bóng nhờn.

3Tính chất của các loại kem chống nắng

3.1. Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý thường sẽ có dòng chữ “Sunblock” ngay trên bao bì.

  • Cách thức hoạt động: Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý là zinc oxide và titanium oxide. Loại kem này tạo ra một rào cản hấp thụ, khuếch tán và phản xạ tia UV, ngăn không cho chúng xâm nhập vào da.
  • Ưu điểm: An toàn cho da, không gây kích ứng, bền màu dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nhược điểm: Làm trắng da mặt và khiến da bị căng, bóng nhờn. Loại kem này đang dần được cải tiến để khắc phục những khuyết điểm của nó, chỉ để lại một lớp màng trắng mỏng thay vì nâng tông da trắng quá mức.

3.2. Kem chống nắng hóa học

Đối với kem chống nắng hóa học thì bạn sẽ thấy dòng chữ “sunscreen” trên bao bì.

  • Cách thức hoạt động: Các thành phần chính là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone, homosalate, octisalate, octinoxate và octocrylene. Loại kem này hoạt động như một bộ lọc hóa học giúp hấp thụ tia UV và chuyển đổi chúng thành các bước sóng nhiệt và ánh sáng vô hại.
  • Ưu điểm: Thẩm thấu nhanh, tiệp vào màu da, không gây bóng nhờn hay trắng bệch.
  • Nhược điểm: Không bền dưới ánh nắng mặt trời và có thể gây viêm, kích ứng da.

Cách thức hoạt động của kem chống nắng vật lý và hóa học

4Các lưu ý khi dùng kem chống nắng cho da dầu

  • Thử độ phản ứng của kem trên da: Ngay cả khi mua sản phẩm cho da nhờn hay từ các thương hiệu lớn thì bạn cũng nên thử phản ứng trên vùng da non dưới cánh tay hoặc cổ tay trong vòng 24 giờ. Sau đó, nếu không có gì bất thường, bạn có thể sử dụng nó trên da mặt để hạn chế trường hợp bị kích ứng khi sử dụng trực tiếp.
  • Làm sạch da trước khi bôi kem: Bạn nên làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa bằng tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết trước khi thoa kem chống nắng sẽ giúp kem dễ dàng thẩm thấu vào da và tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Bôi kem trước khi ra nắng: Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 – 30 phút và thoa lại sau mỗi 2 tiếng. Kem chống nắng cần có thời gian để các dưỡng chất và thành phần chống nắng hoạt động và thẩm thấu vào da để đạt được hiệu quả tối ưu nhất
  • Kết hợp với các vật dụng chống nắng khác: Kem chống nắng không thể bảo vệ da bạn 100% dưới ánh nắng gay gắt. Do đó, ngoài việc dùng kem chống nắng thì bạn nên kết hợp áo khoác, nón,… để ngăn ngừa bỏng da và say nắng.
  • Tẩy trang sạch sẽ mỗi ngày: Nếu bạn nghĩ rằng phải bôi kem chống nắng không cần phải tẩy trang thì bạn đã nhầm. Nếu bạn không tẩy trang đúng cách, bụi bẩn, dầu và thậm chí cả kem chống nắng còn sót lại trên da có thể gây ra mụn. Thế nên mỗi tối bạn hãy nhớ tẩy trang và làm sạch da kỹ nhé.
  • Chú ý tới hạn sử dụng: Không nên dùng kem chống nắng hết hạn vì khi đó, độ chống nắng của kem đã bị ảnh hưởng, không còn hoạt động tốt. Ngoài ra nó còn có thể gây kích ứng, làm tình trạng mụn bị nghiêm trọng hơn.
  • Bôi lượng kem chống nắng đủ cho da: Bạn nên thoa một lượng kem chống nắng đủ (2 mg/cm2) lên tất cả các vùng da tiếp xúc với tia UV, bao gồm cổ, tai, môi, cổ, chân tóc và da đầu đối với những vùng da thưa và hói.
  • Chọn các thương hiệu uy tín: Chọn mua sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, uy tín, có ghi rõ thành phần và từ những cửa hàng uy tín. Đừng ham rẻ mà mua các mặt hàng trên thị trường. Các sản phẩm không rõ nguồn gốc không thể đảm bảo về khả năng chống nắng, chất lượng cũng như thành phần, thậm chí có thể chứa các hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến làn da của bạn.
  • Bảo quản đúng cách: Bạn nên bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và các nơi ẩm ướt.
  • Dùng viên uống chống nắng thay thế nếu da bạn bị dị ứng nặng: Nếu bạn bị tình trạng bị mụn nặng, dị ứng không thể dùng trực tiếp kem lên da thì viên chống nắng chính là giải pháp hàng đầu cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý về nguồn gốc và nơi mua uy tín nhé.

5Nơi mua kem chống nắng cho da dầu uy tín, chất lượng

Hiện nay, bạn có thể mua kem chống nắng dành cho da dầu chính hãng, uy tín trực tiếp tại hệ thống cửa hàng AVAKids trên toàn quốc hoặc đặt hàng online qua website của chúng tôi để đảm bảo chất lượng.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết cách chọn kem chống nắng cho da dầu để bảo vệ da hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Rate this post