Hình ảnh dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ ở mặt?
Da có vai trò quan trọng với mỗi chúng ta. Trước hết, nó là hàng rào bảo vệ đầu tiên, chứa các tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏi các tác nhân kích thích từ ngoại cảnh. Tùy vào tình trạng nhạy cảm của da và phản ứng dị ứng của cơ thể của mỗi người khác nhau mà để lại các triệu chứng ở da ở các mức độ khác nhau.
Ban đầu, có thể chỉ gặp vài nốt ngứa, nổi mẩn đỏ ở vùng da tiếp xúc với lạnh, sau đó sưng, ngứa, nổi mề đay từng mảng, nóng, sưng lên vùng khác nhau trên mặt, rồi toàn thân, tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi người bệnh có thể gặp tình trạng sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh, nhưng các triệu chứng thường liên quan đến tác động của histamin, chất mà cơ thể sản xuất ra để ức chế cơ chế dị ứng phát sinh. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể phát triển trong vài giây hoặc vài phút, hoặc dần dần trong vài giờ, vài ngày. Có hoặc không kèm các triệu chứng như: Chảy nước mắt, hắt xì hơi, nghẹt mũi, ho, tức ngực, tụt huyết áp, khó thở,… tiến triển từ nặng đến nhẹ tùy trường hợp cụ thể.
Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ ở mặt phải làm gì?
Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ ở mặt không phải là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp, có thể khắc phục bằng các biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi cẩn thận, nếu triệu chứng nổi mẩn vẫn tiếp tục và xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân thì cần tới ngay các phòng khám, chuyên khoa da liễu, dị ứng để được điều trị tốt nhất.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết lạnh có phát ban mẩn đỏ trên mặt có thể áp dụng tại nhà để giảm các triệu chứng khó chịu như:
Dưỡng ẩm da giúp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ ở mặt
Sử dụng kem dưỡng ẩm da hằng ngày có vai trò quan trọng giúp giảm cảm giác ngứa, khô, ráp. Cung cấp nước cho da, đặc biệt trong thời tiết khô, lạnh giúp độ ẩm của da được đảm bảo. Đây cũng là giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp cho làn da toàn thân nói chung và da mặt nói riêng có thể khô thoáng, sạch sẽ.
Tuy nhiên, một số sản phẩm mỹ phẩm có các hương liệu, hóa chất mạnh và thành phần làm cho làn da bị kích ứng. Vì vậy, cần chọn loại dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình hoặc kem dưỡng da không chứa cồn, hương liệu. Đặc biệt, những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hiện nay được người sử dụng rất ưa chuộng. Mọi người có thể sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày nhất là sau khi tắm.
Giảm thải nhiệt cho cơ thể
Khi gặp lạnh, hệ thống điều nhiệt của cơ thể sẽ giảm thải nhiệt và tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Do đó, chúng ta nên giữ ấm cho cơ thể, mặc đủ ấm, tránh gió lùa, hạn chế tiếp xúc với thời tiết ngoài trời lạnh trong thời gian dài, sử dụng các dụng cụ, quần áo để giữ nhiệt như: Mũ len, khẩu trang, khăn quàng cổ, găng tay, tất, áo choàng.
Có điều kiện thì có thể sử dụng: Máy sưởi, quạt sưởi,… Hoạt động thể dục, thể thao giúp tăng sinh nhiệt vận động. Giữ ấm không chỉ đảm bảo ổn định nhiệt độ giảm tác nhân gây bệnh dị ứng thời tiết lạnh, mà còn phòng tránh các bệnh như: Viêm xoang, hen suyễn, viêm đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Tránh chất tẩy rửa, hóa chất mạnh
Da mặt là làn da vô cùng nhạy cảm, vì vậy khi tiếp xúc với các hóa chất mạnh, chất kích thích, chất tẩy rửa, là tác nhân gây các tổn thương đỏ trên da có thể lan rộng ra, nặng lên và gây ra các tổn thương mới.
Những người bị phát ban đỏ mùa đông ở mặt cần tìm những loại mỹ phẩm phù hợp với da mặt. Tránh các loại sản phẩm chứa cồn, paraben hoặc nước hoa.
Sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà
Máy tạo ẩm giúp cân bằng độ ẩm trong căn phòng rất cần thiết vào mùa đông. Có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc các khu vực thường xuyên làm việc khác làm bù đắp các tổn thương khô da do hệ thống điều nhiệt trung tâm của cơ thể gây ra.
Lời khuyên cho người dị ứng thời tiết
Dị ứng da thường đỏ, sần sùi, ngứa ngáy rất khó chịu và gây ra các triệu chứng khó chịu. Có thể mất một khoảng thời gian để kiểm soát tình trạng bệnh của mình và tránh tái phát. Tuy nhiên, phòng bệnh dị ứng thời tiết là vô cùng quan trọng, thay đổi lối sống đơn giản tại nhà cũng có thể hữu ích.
- Tạo thói quen chăm sóc da hằng ngày: Dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp, không gây kích ứng da,…
- Giữ ấm cho cơ thể: Quần, áo ấm, găng tay, khăn, máy sưởi,…
- Dinh dưỡng: Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất, tránh các thức ăn gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể, môi trường sạch sẽ: Tắm, rửa sạch sẽ, quét dọn nhà cửa hằng ngày, giặt quần áo, chăn, màn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi, mạt nhà,…
- Không nên gãi vào các vùng tổn thương da, vì nó có thể làm tình trạng da của bạn trầm trọng hơn và có thể bị xây xát, nhiễm trùng.
- Không sử dụng các chất kích ứng, hóa chất mạnh.
Nếu bạn có các dấu hiệu dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ trên mặt với các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, tổn thương da không giảm, lan rộng toàn thân, người bệnh cần tới phòng khám chuyên khoa dị ứng để được điều trị, tư vấn chuyên sâu về bệnh bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp