Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt bị kích ứng gây ra các nốt ban đỏ, ngứa rát, sưng tấy hoặc nổi mề đay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do hệ thống miễn dịch phản ứng với một thứ gì đó mà bạn tiếp xúc. Điều này khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó chịu và buồn rầu. Vậy làm thế nào để điều trị đúng cách mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Biểu hiện dị ứng da mặt khi mang thai
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra dị ứng, các triệu chứng của tình trạng dị ứng da mặt khi mang thai là khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng dị ứng trên da mặt mà mẹ bầu có thể gặp phải là phát ban, vùng da sưng húp, đốm đỏ trên da, cảm giác ngứa ngáy hoặc bỏng rát, da khô hoặc nứt nẻ, mụn…
Nếu như mẹ bầu không được phát hiện và điều trị kịp thời các phản ứng dị ứng này có thể tiến triển nặng hơn như sưng môi, sưng lưỡi, chảy nước mắt và nghẹt mũi.
Biểu hiện dị ứng da mặt khi mang thai
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng da mặt ở mẹ bầu
1. Thực phẩm
Hệ thống miễn dịch đôi khi có thể phản ứng không chính xác với một số loại thực phẩm hoặc một thành phần cụ thể nào đó có trong thực phẩm. Do đó, thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến dị ứng cho các mẹ bầu.
Các loại thực phẩm có thể gây nguy cơ dị ứng cao như trứng, sữa, các loại hạt và động vật ăn có vỏ. Tuy nhiên về cơ bản thì loại thực phẩm nào cũng sẽ có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng, kể cả trái cây và rau củ.
2. Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
Viêm da tiếp xúc là tình trạng xảy ra khi da phản ứng lại với một chất khi tiếp xúc trực tiếp với chất đó. Trong thời gian thai kỳ, làn da của mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường nên có thể gây ra các phản ứng tức thì khi tiếp xúc với một số chất như:
- Hóa chất
- Trang sức kim loại
- Mỹ phẩm và các sản phẩm hóa mỹ phẩm làm đẹp khác
3. Do tác động của yếu tố môi trường
Một số yếu tố môi trường như tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa, bao tử nấm mốc và nấm tạo ra hoặc các loại côn trùng cực nhỏ sống trên giường, thảm và đồ đạc cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra dị ứng ở các mẹ bầu.
Trong trường hợp các chị em phụ nữ mang thai vô tình tiếp xúc hoặc vô tình hít phải những tác nhân có thể gây ra phản ứng dị ứng do hệ miễn dịch đang kháng cự lại các yếu tố ngoại lai gây hại cho sức khỏe.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng da mặt ở mẹ bầu
4. Do quá trình thay đổi hormone nội tiết
Sự biến động của hormone nội tiết diễn ra trong suốt thời gian thai kỳ và làn da thường sẽ không có khả năng miễn dịch với những sự thay đổi này. Vì vậy, các mẹ bầu có thể sẽ gặp một số triệu chứng trên da như:
- Nám da: Đây là một dạng của chứng tăng sắc tố da gây ra các mảng màu nâu hoặc rám nắng trên da, thường tình trạng này sẽ xảy ra trên da mặt.
- Tăng sắc tố da: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng sắc tố melanin, chất này có trong cơ thể và chịu trách nhiệm về màu sắc (sắc tố). Quá trình mang thai khiến da của các mẹ bầu có nhiều hắc tố hơn.
- Mụn: Đây là sự thay đổi về hormone trong cơ thể khiến cho các tuyến dầu tiết ra nhiều dầu hơn, từ đó khiến da dễ nổi mụn trong những tháng thai kỳ.
Cách điều trị dị ứng da mặt khi mang thai an toàn
1. Liệu pháp tự nhiên tại nhà
Nếu tình trạng dị ứng mặt không quá nghiêm trọng, các mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như sau:
- Đắp khăn ẩm, mát: Điều này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng ngứa trên da và làm giảm viêm hiệu quả.
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da và gây ra phản ứng dị ứng. Đồng thời, các mẹ bầu nên thường xuyên rửa mặt thường xuyên và hạn chế chạm tay lên mặt. Có thể tham khảo những sản phẩm có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ như mặt nạ từ mật ong và lòng trắng trứng hay mặt nạ nha đam để dưỡng da.
- Tránh xa các chất xúc tác gây dị ứng: Các mẹ bầu có thể tránh xa các chất có khả năng gây dị ứng bằng cách thường xuyên vệ sinh, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ.
- Hạn chế để vật nuôi đến gần nơi mẹ bầu sinh hoạt, phòng ngủ. Tốt nhất nên giữ chúng ở bên ngoài và thường xuyên vệ sinh nơi ở của chúng.
- Cẩn trọng hơn trong việc dùng thực phẩm: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thực phẩm nào đó thì nên tránh sử dụng khi mang thai. Đối với những thực phẩm chế biến sẵn nên xem kỹ thành phần để hạn chế tình trạng dị ứng thực phẩm.
Cách điều trị dị ứng da mặt khi mang thai an toàn
2. Sử dụng thuốc
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào được đánh giá là hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Nhưng nếu tình trạng dị ứng quá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì các bác sĩ thường sẽ kê đơn một số loại thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng dị ứng như:
- Thuốc kháng histamin như Claritin không kê đơn (loratadin) và Zyrtec (cetirizine)
- Một số loại kem theo toa như hydroquinone và một số sản phẩm chăm sóc da không kê đơn để điều trị nám.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề dị ứng da mặt khi mang thai cũng như những điều cần lưu ý. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình làm mẹ của mình nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)