Da bị sần sùi nổi mụn nguyên nhân do đâu, cách khắc phục

Dấu hiệu của da mặt sần sùi nổi mụn

Da sần sùi nổi mụn là tình trạng da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô ráp, ngứa ngáy và dễ bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy lớp biểu bì đang tổn thương, các liên kết bị rạn nứt khiến bề mặt da kém mịn màng. Làn da lúc này cũng trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng hơn bình thường. Tình trạng da bị sần sùi nổi mụn rất dễ nhận biết, bao gồm các dấu hiệu điển hình sau:

  • Lỗ chân lông to, đặc biệt là vùng chữ T và hai bên má.

  • Xuất hiện nhiều mụn đầu đen do tích tụ bụi bẩn tận sâu bên trong lỗ chân lông.

  • Mụn ẩn nhiều, phân bố li ti bên dưới da.

  • Da khi chạm vào cảm giác sần sùi, không mịn màng.

  • Da khô, căng, thường xuyên bong tróc vô cùng khó chịu.

  • Da nổi nhiều mẩn đỏ, sưng đau, ngứa ngáy.

  • Da bị lão hoá với các nếp nhăn li ti.

Da mặt bị sần sùi nổi mụn cám là do đâu?

Tình trạng da bị sần sùi nổi mụn cám xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố điển hình phải kể đến gồm:

Do thay đổi nội tiết tố, di truyền

Nội tiết tố thay đổi hay rối loạn sẽ kích thích tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, lâu ngày tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi da mặt không được chăm sóc kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người được sinh ra trong gia đình có tiền sử bị mụn trứng cá, viêm da,… đều có nguy cơ bị mụn cao hơn so với bình thường. Đây được gọi là yếu tố di truyền, rất khó tránh khỏi.

Da bị khô, thiếu nước

Cơ thể con người có đến 70% là nước. Ngoài hỗ trợ tiêu hoá, thanh lọc cơ thể, duy trì chức năng thận,… nước còn đóng vai trò là sợi dây liên kết giữa 3 lớp chính của da, gồm: lớp mô dưới da, lớp hạ bì và biểu bì. Khi bạn không bổ sung đủ nước mỗi ngày, làn da sẽ bị mất đi độ ẩm cần thiết, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Đó là lý do tại sao da trở nên khô ráp, sần sùi và nổi mụn.

Không tẩy tế bào chết định kỳ

Tẩy da chết là một trong những bước quan trọng nhất của chu trình skincare hàng tuần. Mỗi ngày, hàng triệu tế bào chết được sinh ra, nếu không loại bỏ kịp thời sẽ nhanh chóng tích tụ lại, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Điều này làm cho da không đào thải được độc tố một cách ổn định, dần trở nên sần sùi, xuất hiện mụn và dấu hiệu lão hoá.

Căng thẳng áp lực và thường xuyên thức khuya

Làn da cũng cần được nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi và tăng cường kháng thể. Nếu bạn thường xuyên căng thẳng hoặc thức khuya, da nhanh chóng sẽ bị tổn thương, lão hoá sớm, dẫn đến sần sùi, nổi mụn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân chính làm rối loạn nội tiết tố, từ đó tăng tiết bã nhờn trên da. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu kích thích mụn phát triển.

Dùng mỹ phẩm chăm sóc da không đúng cách

Công dụng của mỹ phẩm là chăm sóc, nuôi dưỡng làn da trẻ khoẻ, giúp ngăn ngừa và phục hồi mọi vấn đề tổn thương hoặc lão hoá trên da. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ gây ra phản ứng ngược. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khiến da bị sần sùi nổi mụn:

  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da.

  • Sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần gây kích ứng.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu chất, không khoa học, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường, caffeine, uống rượu bia, nước ngọt,… là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mụn trên da. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh như: thức khuya, căng thẳng kéo dài,… cũng gây ra tác hại tương tự.

Cách khắc phục da mặt bị sần sùi nổi mụn hiệu quả

Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả dành cho tình trạng da bị sần sùi nổi mụn, bạn có thể tham khảo để áp dụng:

Sử dụng Retinol

Retinol là một dẫn xuất vitamin A thuộc nhóm Retinoid, hoạt động theo cơ chế trung hòa các gốc tự do trên da để bảo vệ tế bào Collagen một cách tốt nhất. Hoạt chất mỹ phẩm này thường được bổ sung trong các sản phẩm chăm sóc da không kê toa. Tuy nhiên, để Retinol phát huy hết tác dụng, người dùng cần sử dụng liên tục, thường xuyên và đúng cách.

Đây là phương pháp điều trị phù hợp dành cho làn da nhờn, thiếu săn chắc, lỗ chân lông to và có mụn trứng cá. Bạn nên bôi đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi rửa sạch mặt khoảng 30 phút. Tuy nhiên, dược chất này không an toàn đối với phụ nữ trong thai kỳ hoặc đang cho con bú. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ trước khi dùng để tránh xảy ra các vấn đề sức khoẻ không mong muốn.

Tẩy trang cho da

Làn da hàng ngày phải tiếp xúc với mọi loại bụi bẩn từ môi trường, lớp trang điểm, kem chống nắng,… Do đó, bạn cần đảm bảo tẩy trang đầy đủ để duy trì lỗ chân lông khô thoáng, tránh tình trạng bít tắc gây mụn. Bước skincare này nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, kể cả khi không make up. Tuỳ vào từng tình trạng da, bạn có thể chọn tẩy trang dạng nước, dầu hoặc sáp.

Làm sạch da với sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt sẽ giúp loại bỏ lớp bụi bẩn, vi khuẩn, cặn trang điểm còn sót lại trên da sau bước tẩy trang. Bạn nhất định không nên bỏ qua để đảm bảo lỗ chân lông được thông thoáng tuyệt đối và ngăn mụn hình thành. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là nên chọn sữa rửa mặt phù hợp với da, tránh các thành phần dễ gây kích ứng khiến tình trạng mụn càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc một số vấn đề quan trọng sau:

  • Làm sạch da với sữa rửa mặt tối đa 2 lần/ngày, không nên lạm dụng vì sẽ làm mất lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến da mất sức đề kháng.

  • Ưu tiên chọn sữa rửa mặt có thành phần lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa cồn, hương liệu, paraben,…

  • Không nên rửa mặt bằng nước nóng vì sẽ khiến da trở nên khô ráp, thiếu độ ẩm và dễ nổi mụn hơn.

  • Không nên chà xát mạnh lên da mặt để tránh các nốt mụn bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Tẩy tế bào chết định kỳ cho da

Bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết đều đặn 2 – 3 lần/tuần để giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng tuyệt đối, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng da sần sùi và nổi mụn. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay tăng tần suất thực hiện sẽ khiến da mất sức đề kháng, kích thích hình thành mụn nhiều hơn. Do đó, bạn nên lưu ý để đảm bảo đạt được hiệu quả chăm sóc tốt nhất.

Khi tẩy tế bào chết, thao tác đúng là massage thật nhẹ nhàng như thể đang nâng niu làn da của mình. Các chuyển động tròn trên từng vùng nhỏ sẽ làm gia tăng hiệu quả loại bỏ lớp da sừng hoá. Bạn chỉ cần thực hiện liên tục khoảng 30 giây, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.

Nếu quá trình tẩy có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thì nên thao tác thật nhẹ nhàng với các đoạn ngắn để tránh gây tổn thương da. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên massage lên những vết thương hở hoặc vùng da cháy nắng vì sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Cấp ẩm cho da với toner hoặc kem dưỡng ẩm

Sau bước làm sạch da, bạn nên sử dụng toner hoặc kem dưỡng ẩm để cân bằng độ pH cho da. Đây đồng thời cũng là giải pháp cấp nước tức thì để dưỡng da luôn mềm mịn và căng bóng.

Bạn lưu ý cần lựa chọn sản phẩm phù hợp để đạt được hiệu quả chăm sóc tối ưu, tránh tình trạng kích ứng không mong muốn. Theo đó, các dòng kem dưỡng ẩm, toner có nguồn gốc từ thực vật, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa cồn, hương liệu là lựa chọn lý tưởng nhất.

Đắp mặt nạ cho da

Đắp mặt nạ hàng tuần cũng là giải pháp chăm sóc da tối ưu bạn nên biết. Theo đó, các sản phẩm dạng gel, giấy, đất sét, hỗn hợp các nguyên liệu tự nhiên,… vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất cho làn da bị sần sùi nổi mụn. Các thành phần giàu dưỡng chất bạn có thể tham khảo như: trà xanh, cà chua, dưa leo, mật ong, nghệ,… rất tốt cho tình trạng da liễu này.

Dùng sản phẩm đặc trị mụn, serum

Đây là bước quan trọng nhất trong chu trình chăm sóc và điều trị da mụn sần sùi. Các sản phẩm đặc trị mụn, serum có công dụng phục hồi da, ngăn mụn mới hình thành để bề mặt trở nên mịn màng, dáng khoẻ hơn.

Các dòng serum trên thị trường hiện nay đa phần có kết cấu dạng lỏng, giúp thẩm thấu một cách nhanh chóng vào tận sâu bên trong. Tinh chất từ đó sẽ ức chế mụn ẩn, mụn cám, mụn trứng cá hình thành. Ngoài ra, một số serum còn tích hợp cùng lúc công dụng chống lão hoá, sáng da, mang đến hiệu quả chăm sóc vô cùng tối ưu. Tuy nhiên, do kết cấu dạng lỏng n&ec

Rate this post