Hiện tượng sau nâng mũi có lúc bình thường nhưng có lúc tiềm ẩn nguy hiểm mà nhiều người chưa biết, chưa phân biệt được nên thường hoang mang và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt những hiện tượng sau nâng mũi này và khắc phục một cách tốt nhất.
Những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường
Nâng mũi được coi là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn có những hệ lụy như xuất hiện một số triệu chứng sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi. Dưới đây là những hiện tượng bình thường mà hầu như ai cũng gặp phải sau khi nâng mũi:
Vùng mũi và quầng mắt bị sưng
Thông thường sau nâng mũi bị sưng, đau và bầm tím quanh vùng mũi và quầng mắt. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà hầu như ai cũng gặp phải. Nguyên nhân là bác sĩ sẽ rạch một đường ở đầu mũi để đưa sụn vào trong và tái tạo lại dáng mũi mới. Tuy nhiên tình trạng sưng và bầm tím này kéo dài từ 5-7 ngày. Tùy theo cơ địa và cách chăm sóc mà vết sưng đau giảm dần rồi khỏi hẳn.
Mũi đau nhức, khó chịu
Trong quá trình nâng mũi, bạn sẽ không có cảm giác đau do được tiêm thuốc gây tê cục bộ, tuy nhiên sau khi hết thuốc tê sẽ bắt đầu thấy đau nhức, nặng nề và khó chịu. Đây là những hiện tượng sau khi nâng mũi hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Đầu mũi sưng đỏ
Đầu mũi sưng và bóng đỏ là một trong những hiện tượng sau nâng mũi. Sau khi bác sĩ tháo nẹp cố định, đầu mũi bị sưng to và bóng đỏ, không cân đối với khuôn mặt và sống mũi. Hiện tượng này sẽ cải thiện sau 15 ngày đến 1 tháng. Đây là khoảng thời gian giúp mũi ổn định, chất liệu sụn dần thích nghi trong cơ thể.
Mũi tiết dịch
Sau khi nâng mũi, một trong những triệu chứng xuất hiện sau nâng mũi là tích tụ dịch hoặc chảy nước mũi trong 2 ngày đầu. Bạn chỉ cần xử lý đơn giản bằng cách dùng giấy sạch thấm hết dung dịch. Hoặc bạn có thể đến các trung tâm thẩm mỹ để nhờ bác sĩ hút dịch mũi ra ngoài.
Khó thở, nghẹt mũi
Sau nâng mũi bạn cũng sẽ bị khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè là hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng. Nguyên nhân khiến bạn thở nặng nhọc và thở khò khè là do bông trong khoang mũi để hút dịch làm cản trở quá trình thở.
Những hiện tượng sau khi nâng mũi không bình thường
Bên cạnh những hiện tượng thông thường sau nâng mũi thì những dấu hiệu dưới đây được coi là biến chứng nguy hiểm làm hỏng kết quả thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Mũi bị nhiễm trùng
Như đã nói ở trên, khi đưa chất liệu sụn vào để tái cấu trúc mũi, một vài ngày đầu bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, sưng tấy, bầm tím do cơ thể chưa kịp thích nghi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 tháng kèm theo hiện tượng đầu mũi bị hẹp, sưng tấy và cơ thể sốt thì đây là dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi. Nguyên nhân chủ yếu là trung tâm thẩm mỹ chất lượng kém, vệ sinh y tế kém, quy trình không chính xác hoặc thiết bị bị nhiễm bẩn. Tình trạng này cảnh báo nhiều nguy hiểm và cần được thăm khám, kiểm tra kịp thời.
Sống mũi lệch
Nếu sau nâng mũi, bạn cảm thấy mũi bị lệch tức là phần sụn ở mũi hoặc vách ngăn mũi bị lệch sang một bên. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ đặt sụn nâng mũi không đúng vị trí hoặc do va đập mạnh khiến mũi lệch khỏi vị trí cân bằng.
Đầu mũi bóng đỏ, lộ sống
Hiện tượng đầu mũi bóng đỏ, lộ sống sau nâng mũi khoảng 1-2 năm. Nguyên nhân do chất liệu độn quá cứng, không tương thích với cơ thể hoặc da đầu mũi mỏng không đủ để nâng đỡ sụn nên bị tụt sụn.
Thủng da đầu mũi
Hiện nay vẫn còn một số cơ sở thẩm mỹ sử dụng sụn nâng mũi silicon bản lớn. Sụn này rất cứng và không bám vào mũi, dễ làm bào mòn da mũi lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thủng đầu mũi, hở sụn. Nếu bác sĩ nâng mũi quá cao cũng sẽ tạo áp lực lên vùng mũi và khiến da đầu mũi bị bào mòn.
Chảy máu mũi
Đây cũng là một trong những hiện tượng sau nâng mũi được coi là bất thường. Mũi bị hỏng do không băng bó đúng cách hay bị nhiễm trùng do quy trình phẫu thuật không an toàn để gây chảy máu. Cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện uy tín được tư vấn để kiểm tra, sát trùng và loại bỏ khối máu tụ bên trong. Hiện tượng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử.
Mũi sưng đau kéo dài
Mũi sưng đau, bầm tím kéo dài trên 10 ngày không có dấu hiệu cải thiện là hiện tượng nguy hiểm và ít gặp sau nâng mũi. Sưng và đau có thể kéo dài ở những người có cơ địa xấu chỉ mất từ 7-10 ngày. Sưng tấy, bầm tím kéo dài chắc chắn phản ánh mũi đã bị nhiễm trùng nên cần đi kiểm tra kịp thời.
Những lưu ý sau nâng mũi để tránh biến chứng nguy hiểm
Phẫu thuật nâng mũi luôn đi kèm với những rủi ro nhất định. Vì vậy, để tránh những hiện tượng nguy hiểm sau nâng mũi cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc. Để giúp mũi nhanh hồi phục tránh những biến chứng không mong muốn bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Bầm tím, sưng tấy sau khi nâng mũi là hiện tượng khá bình thường. Để giảm sưng, bạn có thể chườm lạnh trong 1-2 ngày đầu sau đó chườm ấm để làm tan vết bầm.
- Vệ sinh mũi bằng tăm bông hoặc gạc sạch thấm nước muối sinh lý sau đó lau nhẹ xung quanh mũi.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên bạn phải tránh vận động mạnh, không chạy bộ, không đá bóng, cầu lông, bóng chuyền,…
- Chú ý tư thế ngủ, không nằm nghiêng, không nằm sấp để tránh va chạm vào mũi.
- Cần uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, trong mọi trường hợp không được tự mua thuốc về điều trị tại nhà.
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình lành thương, ổn định của mũi.
- Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng, sẹo lồi, chậm lành vết thương như đồ nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, chất kích thích,…
- Uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, rau xanh, hoa quả tươi,
- Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương sau nâng mũi nhanh hồi phục và ổn định.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn nhận biết những hiện tượng sau khi nâng mũi bình thường và không bình thường. Từ đó theo dõi và báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để có cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, hãy nghiên cứu và lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ chất lượng để sở hữu chiếc mũi đẹp và an toàn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp